1. Không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi
Theo các chuyên gia, trong rau mồng tơi có chứa axit oxalic - một chất có khả năng làm giảm sự hấp thụ canxi và sắt của cơ thể. Chính vì thể, bạn không nên ăn rau mồng tơi quá nhiều để tránh tình trạng khả năng hấp thụ canxi và sắt của cơ thể bị giảm sút. Nếu vẫn duy trì thói quen ăn nhiều rau mồng tơi thì lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất và gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Ngoài ra, trong loại rau này còn có chứa hàm lượng purin cao khi đi vào cơ thể có khả năng chuyển hóa thành axit uric làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Không những vậy, axit oxalic trong rau mồng tơi khi kết hợp với canxi còn có thể tạo thành canxi oxalate - một chất nếu không được tiết ra ngoài sẽ có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Chính vì vậy mà bạn không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn có hàm lượng chất xơ vô cùng phong phú. Nếu bạn ăn quá nhiều loại rau này thì có thể gây nên tác dụng ngược, khiến dạ dày bị khó chịu, có thể khiến bệnh táo bón nặng thêm. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên ăn rau mồng tơi từ 2-3 lần mỗi tuần.
2. Không nên ăn rau mồng tơi khi mới lấy cao răng xong
Bởi vì trong rau mồng tơi có chứa chất axit oxalic. Đây là một chất không bị hòa tan trong nước mà có thể bám lại ở răng khiến cho răng bị ố, xỉn màu và tạo ra các mảng bám trên răng. Chính vì thế, nếu mới lấy cao răng xong thì bạn cần chờ từ 1 – 2 tuần mới ăn được rau mồng tơi.
3. Không nên ăn rau mồng tơi sống
Theo đông y, mồng tơi có tính hàn nên khi nếu như ăn sống sẽ có thể gây ra tình trạng bị đầy bụng và khó tiêu nếu ăn sống. Hơn nữa, việc nấu chín mồng tơi sẽ khiến cơ thể hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng mà loại rau này có thể mang lại. Chính vì vậy, dù có thích thế nào bạn cũng đừng nên sử dụng rau mồng tơi để ăn sống nhé!
4. Nên chọn đúng rau mồng tơi sạch để ăn
Ngày nay, vì để tăng sản lượng, rau mồng tơi có lá to và đẹp mắt nên rất nhiều người trồng chọn cách sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích giúp cây phát triển. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì chất hóa học này tích lại trong cơ thể và có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Vì thế, khi chọn rau mồng tơi, chị em nên chọn loại rau an toàn, có màu xanh hơi vàng, không xanh mướt hay xanh đậm. Lá mồng tơi có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với thân. Thân rau giòn, rắn chắc, không bóng mượt bất thường.
5. Không ăn chung mồng tơi với thịt bò
Thịt bò và mồng tơi được xếp vào danh sách những thực phẩm ‘kỵ’ nhau. Vì khi ăn chung, thịt bò có thể làm mất đi tính nhuận tràng của mồng tơi. Người bị táo bón mà ăn thịt bò với mồng tơi thì còn có thể khiến bệnh tình nặng thêm.
6. Không nên ăn rau mồng tơi khi đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng
Rau mồng tơi có thể thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đang đại tiện ra phân lỏng hoặc bị tiêu chảy mà ăn rau mồng tơi thì chất nhầy sẽ tác động tới đường ruột và khiến bệnh nặng thêm
7. Không ăn rau mồng tơi để qua đêm
Tất cả các loại rau xanh đều được khuyến cáo là không nên để qua đêm và mồng tơi cũng không ngoại lệ. Bởi, hàm lượng nitrat dồi dào trong mồng tơi có thể bị phân hủy và tạo thành nitrite. Chất này khi đi vào dạ dày sẽ tiếp tục bị tác động và chuyển hóa thành nitrosamine. Hợp chất này đã được chứng minh là có thể gây ung thư thực quản, dạ dày và các bệnh ở hệ tiêu hóa. Do đó, nếu có lỡ nấu thừa thì bạn cũng đừng tiết kiệm một chút mà để dành tới hôm sau vì rất hại cho sức khỏe.
Tác giả: Minh Hằng
-
3 loại rau rẻ đầy chợ giúp trị nám hiệu quả: Đem giã nát rồi chăm đắp mặt sẽ thấy
-
5 đối tượng tránh ăn rau mùng tơi, ăn vào hại đủ đường
-
Đại kị khi ăn rau mùng tơi, ai cũng cần biết để mà tránh
-
Rau mồng tơi ăn rất ngon: Nhớ 3 điều kỵ, 5 đối tượng không nên ăn kẻo hại sức khỏe, gây sỏi thận
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa