Bánh mì
Bánh mì là một trong những thực phẩm cải thiện tình trạng đau dạ dày được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Bánh mì có khả năng hút dịch vị dư thừa trong dạ dày. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng axit bào mòn dạ dày mỗi khi cơn đau xuất hiện.
Lá trầu không
Lá trầu không có chứa chất kháng khuẩn, tiệt trùng, điều này có lẽ ai cũng nắm được. Và chính nhờ những tác dụng này mà lá trầu không được sử dụng trong việc điều trị các bệnh răng miệng, bệnh đau nhức xương khớp và đặc biệt hơn cả là khả năng điều trị căn bệnh dạ dày.
Lá tía tô chữa viêm loét dạ dày
Đây là loại cây mọc tự nhiên, rất dễ sinh sôi và phát triển. Thông thường chúng ta vẫn quen dùng tía tô với vai trò là một thứ rau thơm, gia vị cho nhiều món ăn.
Tuy nhiên trong Đông y, cây tía tô có vị cay, tính ấm không độc nên nó được ứng dụng vào nhiều bài thuốc đông y, điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh tiểu đường, đau dạ dày.
Hết đau dạ dày nhờ sử dụng tinh bột nghệ
Hợp chất curcumin có trong nghệ có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxi hóa, tăng cường miễn dịch và làm lành các vết thương hở. Do đó, người đau dạ dày có thể sử dụng tinh bột nghệ để hỗ trợ điều trị các vết viêm loét tại dạ dày. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng sử dụng vì tinh bột nghệ có lẫn tinh dầu có thể gây kích thích ngược lại dạ dày.
Người bệnh sử dụng tinh bột nghệ để chữa đau dạ dày bằng cách pha trực tiếp tinh bột nghệ với nước ấm để uống hàng ngày. Hiệu quả có thể thấy được sau 1-2 tháng sử dụng.
Gừng
Hãy tập thói quen thêm gừng vào các món ăn chế biến hằng ngày. Từ đó sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh. Đặc biệt đối với người bị đau dạ dày, đây là cách giúp giảm đau, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.
Lá mơ lông giảm sưng viêm niêm mạc dạ dày
Lá mơ lông được biết đến với rất nhiều công dụng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó vừa là loại rau ăn sống vừa được dùng để nấu chín trong nhiều món ăn, xay vắt lấy nước uống rất bổ máu, vừa là vị thuốc quý chữa một số bệnh như bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột, bệnh viêm loét dạ dày.
Lá ổi non
Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc. Theo các nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn cao, làm săn se niêm mạc.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thủng giải độc, thu sáp chỉ huyết vì vậy mà lá ổi được dùng để chữa chứng dạ dày hiệu quả.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có dấu hiệu đau dạ dày bạn nên tới cơ sở y tế để điều trị.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
4 ngành ngôn ngữ dễ học, nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập đáng ngưỡng mộ
-
Đối tượng được hoàn trả tiền BHYT người dân cần biết để không mất quyền lợi
-
Từ 2023: 3 loại thuế, lệ phí người dân phải nộp khi xây nhà ở, ai cũng nên biết
-
Năm 2023-2024: Các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp được miễn thuế thu nhập cá nhân
-
2 tin vui về tiền lương dự kiến áp dụng từ đợt Cải cách tiền lương 2024