8 cách trị viêm xoang tại nhà đơn giản mà hiệu quả

( PHUNUTODAY ) - Để giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang mang lại, bạn có thể tham khảo cách dưới đây.

Viêm xoang (còn gọi là viêm mũi xoang) là tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc hô hấp lớp lót trong các xoang cạnh mũi. Khi bị viêm xoang, lớp niêm mạc phù nề tăng tiết dịch nhầy. Phù nề thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm dịch không thoát ra ngoài và gây tắc nghẽn.

Một số mẹo dân gian dưới dây có thể giúp bạn cải thiện viêm xoang tại nhà.

1. Sử dụng hạt gấc

Lấy khoảng 20-25 hạt gấc nướng chín (cháy sém) rồi để nguội. Đập dập hạt gấc và cho vào lọ/bình thủy tinh. Đổ 300ml rượu trắng vào ngâm cùng khoảng 2 tuần.

Khi sử dụng, lấy bông y tế thấm dung dịch, đắp dọc sống mũi khoảng 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ.

2. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Đổ nước muối sinh lý vào bình rửa chuyên dụng hoặc sử dụng xi lanh. Nghiên đầu khoảng 45 độ, há miệng để tránh bị sặc và nhẹ nhàng xịt nước muối vào từng lỗ mũi để nước muối đi sâu vào bên trong, làm sạch khoang mũi và hốc xoang.

Thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

3. Lá trà/lá chè

Pha một cốc trà và thêm một ít muối sạch. Để nước trà ở nhiệt độ vừa phải rồi đưa cốc trà lên gần mũi. Nhẹ nhàng hít nước trà ấm vào rồi thở đẩy ra. Làm liên tục 3-4 lần mỗi bên. Thực hiện 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

4. Cây kinh giới

Lá kinh giới rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Mỗi lần dùng lấy 1 thìa cà phê lá kinh giới khô bỏ vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút.

Pha nước kinh giới với một chút mật ong (có thể cho thêm nước cốt chanh) cho dễ uống. Mỗi ngày uống 2-3 cốc nước kinh giới sắc. Kiên trì uống trong một thời gian để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Không sử dụng đường thay cho mật ong vì nó có thể làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Lá trầu không

Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch và đun cùng 300ml nước. Sau khi nước sôi thì tắt bếp và dùng nước này để xông mũi. Thực hiện 2-3 lần/tuần.

6. Gừng

Đun sôi 1 lít nước rồi thả vài lát gừng vào nồi. Dùng khăn trùm kín dầu và tiến hành xông mũi 10 phút. Thực hiện 2-3 lần/tuần.

Bạn cũng có thể đun sôi nước gừng rồi lấy khăn sạch nhúng vào nước này. Chờ cho khăn nguội bớt thì lấy ra vắt ráo rồi chườm lên mũi. Chườm 3-5 phút.

7. Hoa ngũ sắc (cây cứt lợn)

100 gram hoa ngũ sắc tươi, 10 gram lá chanh tươi, 50 gram lá long não. Cho các loại lá này vào nồi, thêm 300ml nước sắc đến khi còn khoảng 100ml nước.

Xông mũi ngày 3 lần với nước sắc. Mỗi lần xông cần đun nóng lại nước. Áp dụng từ 7-10 ngày để thấy hiệu quả.

8. Tinh dầu

Đổ nước sôi vào một bát hoặc chậu nhỏ, thêm vài giọt tinh dầu (có thể là tinh dầu tràm trà, tinh dầu bưởi, bạc hà, tinh dầu sả chanh...).

Dùng khăn trùm đầu và bát nước nóng để tạo không gian kín. Hít sâu hơi nước chứa tinh dầu. Xông khoảng 20 phút cho tới khi hơi nước không còn bốc lên.

Tinh dầu có tác dụng sát trùng, làm thông đường mũi, giảm đau, chống viêm, làm ẩm niêm mạc, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang.

Tác giả: Thanh Huyền