1. Hàm lượng dinh dưỡng của lá đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây cảnh quen thuộc có thể cao tới 1-2m, lá màu sẫm và bóng, thường được trồng để làm đẹp nhà cửa hoặc làm cây bonsai. Ngoài ra, lá và củ cây đinh lăng còn được sử dụng trong việc nấu ăn và chữa bệnh.
Những chất dinh dưỡng có trong lá đinh lăng bao gồm: Carbohydrate, Chất béo, Protein, Canxi, Sắt, Magie, Mangan, Phốt pho, Kali, Natri, Kẽm và nhiều vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, Flavonoid, Saponin, Tanin…
2. Tác dụng của lá đinh lăng
Nhờ chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng kể trên, lá đinh lăng đem lại rất nhiều lợi ích, tác dụng to lớn đối với sức khoẻ con người:
- Trong lá đinh lăng có chứa hàm lượng carbohydrate cao. Cơ thể cần carbohydrate để chuyển hóa thành năng lượng, cung cấp cho các hoạt động hàng ngày.
- Lá đinh lăng chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn chặn các gốc tự do, từ đó ngăn chặn quá trình stress oxy hóa gây ra nhiều bệnh tật.
- Cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn có hại.
- Đẩy nhanh quá trình lưu thông oxy trong máu.
- Giúp khắc phục tình trạng thiếu máu bằng cách kích hoạt sản xuất hemoglobin.
- Chống thiếu nước, mất nước.
- Tốt cho xương và răng, có thể ngăn ngừa loãng xương hoặc mất xương khi tuổi cao.
- Tốt cho trí não, ngăn chặn tình trạng mất trí nhớ.
- Tốt cho hệ tiêu hóa, tránh rối loạn tiêu hóa.
- Lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn ăn kiêng, giảm kích thước dạ dày.
- Có thể giảm sưng hoặc viêm xảy ra ở vùng mắt.
- Thuốc tự nhiên cho vết loét hoặc vết đỏ.
- Có khả năng điều trị chứng đau tai.
- Điều trị ho dai dẳng do thời tiết.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng tê chân tay, đau mỏi lưng.
- Giảm ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.
- Giải độc cơ thể, lợi tiểu và giảm các triệu chứng cảm sốt.
- Chữa dị ứng thời tiết, dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, mề đay.
- Giúp giữ ẩm cho da, chống khô da và tẩy tế bào chết.
- Ngăn ngừa da mặt bị lão hóa sớm như nếp nhăn và các đường nhỏ trên mặt.
- Giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ và ngăn ngừa các cơn đau bụng kinh trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
3. Uống nước lá đinh lăng và những lưu ý
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày không chỉ giúp ổn định đường huyết, nó còn hỗ trợ lưu thông khí huyết, trị rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, nước lá đinh lăng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm đau vùng bụng, tử cung cho phụ nữ sau sinh nở.
Tác dụng của nước lá đinh lăng rất tốt đối với những người bị ho, mất ngủ lâu ngày hay mất sữa sau sinh. Đây cũng là vị thuốc đặc trị cho những chứng bệnh trên, rất được dân gian tin dùng. Mỗi ngày lấy 1 ít lá đinh lăng khô, sao vàng, sau đó pha uống như trà sẽ thấy hiệu quả bất ngờ mà nó đem lại.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng hay dùng nước lá cây đinh lăng hàng ngày thay cho nước lọc vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ và có hại cho sức khỏe. Trong lá cây đinh lăng chứa chất saponin, khiến bạn mệt mỏi, nôn mửa và hoa mắt chóng mặt. Đồng thời, chất saponin có thể phá hủy hồng cầu, gây rối loạn tiêu hóa ở những người có hội chứng ruột kích thích... Vì vậy, bạn chỉ nên uống nước lá cây đinh lăng với một lượng vừa phải, trong một thời gian nhất định.
Thông thường, đối với trẻ em, đinh lăng được dồn thành gối để giúp trẻ ngủ ngon, hoặc dùng lá nấu nước tắm trị rôm sảy, dị ứng, mề đay đều rất tốt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bài thuốc nước lá đinh lăng cũng an toàn cho trẻ trên 6 tuổi.
Nên lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng lá đinh lăng:
- Việc sử dụng lá đinh lăng liên tục và lâu dài có thể gây ra tác dụng tương tự như việc lạm dụng nhân sâm.
- Sử dụng quá nhiều lá đinh lăng có thể gây tiêu chảy, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Lá đinh lăng có tác dụng kích thích, vì thế việc uống trước khi đi ngủ có thể gây mất ngủ.
- Trẻ em chỉ nên tiêu thụ một lượng nhỏ lá đinh lăng.