Do môi trường sống ở gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà có rất nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu như không được chế biến, bảo quản đúng cách, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Cùng nhau điểm danh 8 loại rau "ngậm" hóa chất mà lại còn là ổ ký sinh trùng nhưng người Việt rất ưa dùng.
1. Xà lách
Xà lách là một trong các loại rau dễ nhiễm hóa chất và ký sinh trùng. Với nhu cầu giữ rau tươi lâu, nhiều nông dân đã sử dụng thuốc bảo quản hoặc thuốc trừ sâu thường xuyên. Chưa kể, bề mặt lá xà lách với rất nhiều lớp cuộn vào nhau, là nơi lý tưởng cho vi khuẩn và ký sinh trùng trú ngụ.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên rửa kỹ từng lá dưới vòi nước, ngâm nước muối loãng hoặc sử dụng dung dịch khử trùng thực phẩm nếu cần.
2. Cải xoong
Cải xoong được trồng ở môi trường nước, thường là các vùng nước nông và có thể bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu và kim loại nặng. Loại rau này còn rất dễ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan.
Việc ăn cải xoong sống hoặc chưa làm sạch kỹ có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm bệnh sán lá gan, gây tổn thương gan và cả hệ tiêu hóa. Người dùng nên ngâm cải xoong ở trong nước muối và rửa sạch nhiều lần để giúp loại bỏ ký sinh trùng tiềm ẩn.
3. Rau diếp
Rau diếp cá giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất tốt nhưng lại dễ bị nhiễm ký sinh trùng do nó thường mọc ở những nơi ẩm ướt hoặc bùn đất nên rất dễ mang theo trứng sán hoặc vi khuẩn từ môi trường.
Vì thế, bạn cần rửa rau kỹ dưới nước chảy, ngâm nước muối hoặc với nước chanh pha loãng để giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như ký sinh trùng trước khi ăn.
4. Rau muống
Rau muống khá quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Nó thường được trồng nằm trong các khu vực nước đọng hoặc ở các kênh rạch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sán lá gan cũng như các loại ký sinh trùng khác.
5. Súp lơ trắng
Súp lơ, nhất là súp lơ trắng là loại rau dễ hấp thụ thuốc trừ sâu do bề mặt nhiều khe hở. Người trồng thường phun thuốc để giúp giữ súp lơ tươi lâu và chống sâu bệnh khiến cho hóa chất tồn đọng trên rau. Hơn nữa, các khe hở ở trên súp lơ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn cũng như các ký sinh trùng trú ẩn.
6. Rau má
Rau má thường mọc ở nơi ẩm thấp, ao hồ hoặc vùng đất trũng, nên rất dễ nhiễm ký sinh trùng như giun sán hoặc vi khuẩn từ nước bẩn.
Nếu ăn rau má chưa rửa sạch hoặc chưa được chế biến kỹ, người dùng có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị nhiễm ký sinh trùng. Để đảm bảo an toàn, bạn cần rửa sạch rau trước khi chế biến.
7. Rau răm
Rau răm thường được ăn kèm với khá nhiều món ăn sống hoặc trứng lộn. Tuy nhiên, rau răm có thể dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là loại giun tròn và giun móc từ đất. Do đó, bạn hãy rửa sạch rau răm nhiều lần với nước, ngâm nó trong nước muối và tránh sử dụng rau héo úa để đảm bảo an toàn.
8. Rau cần
Rau cần thường được trồng trong môi trường ngập nước, nên làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Các loại ký sinh trùng như sán và giun rất dễ bám trên thân, lá rau cần, gây nguy hiểm cho con người nếu không được xử lý đúng cách. Vì vậy, bạn cần rửa sạch rau cần nước bằng nước sạch, ngâm chúng với nước muối hoặc nấu chín kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Đến tuổi 40, phụ nữ hay đàn ông đều sợ 4 điều này, nhất là điều đầu tiên
-
Loại vitamin có muôn vàn lợi ích tuyệt vời với làn da nàng nên bổ sung thường xuyên
-
Thời điểm đi ngủ quan trọng thế nào? 4 thói quen ngủ thường thấy ở người có tuổi thọ ngắn
-
Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày không?
-
Phân tích vận hạn người tuổi Hợi năm 2025 và cách hóa giải vận xui Thái Tuế