Khi dùng thẻ BHYT khám chữa bệnh, có 8 trường hợp người bệnh đăng ký KCB đúng tuyến thì mới được BHYT chi trả 100% mức hưởng.
Theo Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018 thì có 8 trường hợp sau đây sẽ được hưởng BHYT đúng tuyến:
- Người tham gia BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
- Người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại tuyến xã, tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.
Trường hợp trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh thì được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu thì được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
- Người tham gia BHYT được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Người tham gia BHYT đang đi công tác, học tập tại địa phương khác nếu bị bệnh thì được khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
- Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
- Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Điều kiện để thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng?
-
12 trường hợp không được hưởng BHYT dù khám đúng tuyến
-
4 việc cần làm ngay khi bỗng dưng nhận được thông báo vay nợ do bị lấy cắp thông tin CMND/CCCD
-
Chờ đèn đỏ dưới bóng cây tránh nắng sẽ bị phạt bao nhiêu?
-
2 trường hợp đèn đỏ nhưng xe máy vẫn được rẽ trái