9 cách chữa cảm lạnh nhanh tại nhà rất hay mùa đông: Đỡ hẳn nghẹt mũi, rát họng, đau đầu

( PHUNUTODAY ) - Áp dụng một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm khó chịu do cảm cúm, cảm lạnh và cơ thể sớm phục hồi.

Massage mũi

Massage mũi giúp chữa ngạt mũi, chảy nước múi, giúp người bệnh dễ chịu hơn mỗi khi bị cảm cúm, cảm lạnh.

Uống đồ ấm

Một số loại đồ uống ấm như nước gừng, nước trà có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng, làm thông đường thở. Nước gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng trị cảm và thông mũi hiệu quả. Ngoài ra gừng còn giúp giảm triệu chứng viêm họng rất tốt.

Lưu ý, nếu uống trà, bạn nên chọn những loại trà thảo mộc không chứa caffein. Nếu tiêu thụ caffein sẽ khiến cơ thể mất nước, càng mệt hơn.

Xông tỏi

Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Nó không chỉ được dùng làm gia vị nấu ăn mà còn có thể sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh. Tỏi có dược tính mạnh, khả năng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời. Bạn có thể giã nát một củ tỏi, cho vào một cốc nước, chế nước sôi vào rồi dùng tờ giấy A4 gấp lại thành hình cái phễu, cắt thủng đầu nhọn. Úp phần rộng của phễu giấy lên cốc nước tỏi và ghé mũi vào đầu còn lại để xông hơi.

Nếu có thể uống được nước tỏi, bạn nên giã nát tỏi rồi chế chút nước sôi vào để uống. Tuy nhiên, cách này hơi khó uống.

Súc miệng bằng nước muối

Đây là phương pháp đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh cúm thông thường.

Nước muối có tác dụng sát khuẩn vùng khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho và hắt hơi nhiều.

Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày hoặc ngâm một chút muối trong miệng rồi nhổ đi.

Xông hơi bằng vỏ bưởi

Vỏ bưới chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, tá dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Có thể kết hợp lá bưởi và vỏ bưởi để xông trị cảm, đau đầu. Ngoài ra, dùng một số loại thảo dược khác như lá chanh, lá sả, hương nhu để đun nước xông cũng mang lại tác dụng tốt.

Bên cạnh đó, bạn nên ăn các loại trái cây như bưởi, cam, quýt để bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng.

Uống nước chanh, mật ong

Chanh và mật ong từ lâu đã được sử dụng để làm thức uống bồi bổ cơ thể. Chanh có lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng. Trong khi đó, mật ong có tính kháng khuẩn mạnh. Kết hợp hai nguyên liệu này lại với nhau bạn sẽ có một loại đồ uống giúp tăng cường sức khỏe, đánh bay cơn cảm cúm.

Lưu ý, nên uống nước chanh pha loãng, không uống nước chanh đặc vì axit trong chanh có thể làm ảnh hưởng tới dạ dày. Ngoài ra, nên uống nước chanh mật ong khi còn ấm để phát huy tốt hiệu quả.

Nước sắc tía tô, kinh giới

Tía tô và kinh giới có vị cay, tính ấm, tác dụng trị đau dầu, nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Bạn chỉ cần cho một nắm lá tía tô và kinh giới vào nồi, đổ thêm hai bát nước, sắc đến khi còn một bát thì đem uống khi còn ấm là được.

Kinh giới hấp đường phèn

Lá kinh giới có tác dụng sát khuẩn tốt, được sử dụng nhiều trong dân gian để trị cảm lạnh, cảm cúm. Bạn hãy lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hoặc mật ong và đem hấp cách thủy. Khi lá kinh giới chín mềm thì lấy ra và ăn khi còn ấm.

Kinh giới có vị cay, tính ấm, tá dụng làm toát mồ hôi nhanh. Do đó, ăn kinh giới hấp đường phèn hoặc mật ong giúp giải cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.

Cháo giải cảm

Lấy 150 gram gạo tẻ, 1 nắm gặ nếp nấu thành cháo loãng vừa phải. Thái hành, tía tô bỏ vào bát. Thêm một lòng đỏ trứng gà vào bát. Đổ cháo đang sôi vào trộn đều và ăn nóng.

Tác giả: Thanh Huyền