Cá ngừ
Cá ngừ là loại cá chứa rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây đen. Ngoài ra, cá ngừ tự nhiên bán tại các cửa hàng khá ít, chúng hiện được nuôi nhiều hơn, do vậy không thể bỏ qua trường hợp cá ngừ thường được sử dụng kháng sinh và hooc môn, tạo nên các chất không tốt cho cơ thể người.
Các chuyên gia sức khoẻ khuyên rằng, đối với cá ngừ thì người lớn chỉ nên ăn 100g/tháng, trẻ em không khuyến khích.
Cá chình
Loại cá này rất béo, lại dễ hấp thụ rác thải công nghiệp và nông trại từ nguồn nước. Cá chình nhập từ Mĩ được cho là chứa nhiều chất độc nhất. Cá chình châu Âu cũng nhiễm khá nhiều thủy ngân. Người lớn có thể ăn 300g cá chình/tháng, trẻ em là 200g/tháng.
Cá trê
Đây là loại cá mà Việt Nam có rất nhiều và còn xuất khẩu đi nước ngoài nhưng khi kiểm nghiệm chất tím tinh thể và chất xanh Malachite tại Mỹ thì đều cho kết quả dương tính. Mỹ liệt cá trê Việt Nam vào danh sách những loại cá bẩn nên tránh xa.
Cá rô phi
Cá rô-phi không chứa nhiều axit béo có lợi, nhưng lại tập trung nhiều axit béo có hại không khác gì mỡ lợn. Ăn quá nhiều cá rô-phi có thể làm tăng cholesterol, khiến cơ thể dễ bị dị ứng.
Người bị tim mạch, hen suyễn và đau khớp được khuyên là không nên ăn nhiều cá rô-phi.
Cá tuyết Chile
Đây là một loại cá có răng nhưng không có nguồn gốc từ Chile như cái tên của nó. Ngoài ra đây cũng là một loại cá có hàm lượng thủy ngân rất cao.
Cá da trơn
Bản thân các loại cá da trơn có kích thước khá to. Nhưng để tăng nhanh kích thước của cá, một số người nuôi cho cá ăn hóc-môn. Vì thế, những con cá được nuôi tự nhiên thì ít nguy hiểm và giàu dưỡng chất hơn những con bị kích lớn.
Cá vược
Đây là một loài cá chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Vậy nên bạn vẫn có thể thêm cá vược vào khẩu phần ăn của mình nhưng người lớn chỉ nên ăn 200g/tháng, trẻ em là 100g/tháng.
Cá kiếm
Đây là loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc metyl thủy ngân, nên các mẹ tốt nhất nên hạn chế mua về chế biến cho gia đình.
Cá hồi nuôi
Đây là loại cá nổi tiếng chứa nhiều omega-3 và omega-6 nên được nhiều mẹ mua về cho bé ăn, thế nhưng nếu là cá hồi nuôi se được cho ăn nhiều chất béo và thức ăn công nghiệp để cá to hơn. Vì vậy mà chúng chứa nhiều calo và chất béo bão hòa nhưng lại ít khoáng chất.
Hơn nữa, tỉ lệ omega-3 và omega-6 trong cá hồi nuôi cũng thấp hơn. Trong khi nếu như trang trại nuôi cá hồi không đảm bảo vệ sinh thì cá hồi còn bị nhiễm những chất độc như dioxin và PCB.
Một số cách chế biến cá để loại bỏ nhiều chất độc, không gây hại cho sức khỏe:
– Không nên ăn cá sống, các món ăn từ sushi vì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn, hại sức khỏe.
– Nên nấu chín kỹ các loại hải sản như tôm, cá… để loại bỏ hết chất độc.
– Nên mua cá tươi, mới và sơ chế sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn chưa ăn ngay.
– Với mẹ bầu và trẻ nhỏ, nên ăn cá theo đúng số lượng được chuyên gia khuyến cáo và tránh ăn quá nhiều.
- Không ăn cá khi đói: Bởi nếu ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
- Không nên ăn mật cá: Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép.
Tác giả: Thạch Thảo
-
3 quan điểm sai bét nhiều người đang 'lầm tưởng' khi phòng ngừa nCov tại nhà
-
F0 ra viện về nhà nhưng người thân là F1 vẫn chưa hết cách ly tại nhà: Phải làm sao?
-
Người khôn đi chợ không bao giờ mua 5 bộ phận của lợn về ăn: Ít dinh dưỡng, ăn vào hại thân, sinh bệnh
-
Hướng dẫn pha dung dịch khử khuẩn nhà tránh lây nhiễm nCoV
-
Cơ thể có 4 dấu hiệu này thì không nên ăn nhiều tỏi kẻo rước thêm bệnh