Mít, sầu riêng
Mít và sầu riêng là những thứ quả có mùi khá nặng và nhiều người không ngửi được. Khi bạn ăn quá nhiều các loại quả này thì mồ hôi cũng sẽ mang mùi của chúng. Ngay cả những người thích mít và sầu riêng nhất cũng khó lòng mà thích được mùi mồ hôi có hương của chúng.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là loại thực phẩm có tác động lớn đến hiện tượng đầy hơi trong dạ dày. Trong đậu có nhiều protein khó để tiêu hóa và phần lớn đậu được chuyển thẳng xuống ruột, làm tăng lượng khí sản sinh ra.
Nhưng bạn cũng không nên vì thế mà từ chối ăn loại hạt này bởi đây là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin B, B2, PP, A, C cùng với sắt, flourine và citric acid.
Để trung hòa bớt các tác động tiêu cực của đậu Hà Lan, bạn có thể ngâm đậu trong nước lạnh 8 tiếng hoặc để qua đêm trước khi chế biến.
Gừng, sả
Không chỉ là gia vị, gừng và sả còn có nhiều công dụng trong điều trị cảm cúm, đau đầu, buồn nôn,… Thế nhưng chúng lại có tính nóng. Nếu ăn nhiều dễ gây cảm giác nóng trong, thúc đẩy tiết nhiều mồ hôi và gây mùi cơ thể.
Trà và cà phê
Khi bạn uống nhiều trà đen, cà phê thì acid trong dạ dày sẽ tăng lên đồng thời gây khô miệng. Khi miệng không sản sinh đủ nước bọt, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phát triển nhanh hơn và gây hôi miệng.
Thay vì trà đen, cà phê bạn có thể dùng trà xanh hoặc trà thảo mộc. Chúng không gây kích thích thần kinh lại giúp bạn được thư giãn.
Hành, tỏi
Đây được xem là những thực phẩm gây mùi khó chịu nhất. Trong những ngày nắng nóng tốt nhất bạn nên tránh xa chúng.
Củ cải trắng
Một số loại rau củ có mùi rất mạnh, củ cải trắng cũng vậy. Củ cải có nhiều tác động tích cực lên cơ thể, được dùng để làm thuốc nhưng mùi của chúng dẫn kinh khủng. Khi bạn ăn củ cải, mùi của chúng sẽ được dẫn vào trong cơ thể của bạn. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn củ cải ở mức độ vừa phải.
Gia vị cay nóng
Một số loại gia vị cay nóng như mù tạt, hạt tiêu, ớt và gia vị có mùi nồng nặc như quế, hoa hồi khiến cho mùi mồ hôi trở nên khó chịu. Khi ăn vào chúng cũng khiến bạn tiết ra nhiều mồ hôi hơn.
Thức uống có cồn
Rượu và các loại đồ uống có cồn khác khi uống quá nhiều thì cơ thể không chuyển hóa hết được. Chúng được dẫn trực tiếp vào máu và giải phóng dưới dạng hơi men. Khi cơ thể nhận biết đồ uống có cồn như một chất độc, nó biến đổi chất này thành acetic acid không gây hại nhưng lại tạo ra mùi khó chịu bài tiết qua lỗ chân lông.