3 quan điểm sai bét nhiều người đang 'lầm tưởng' khi phòng ngừa nCov tại nhà

( PHUNUTODAY ) - Mối quan tâm hàng đầu của người dân lúc này chính là làm sao để đẩy lùi được nCoV. Mọi người thường truyền tai nhau các biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên nó có thực sự đúng không.

Lướt báo mạng mấy ngày nay, đều thấy những thông tin chia sẻ cách phòng ngừa nCov như: Súc miệng nước muối, uống nước tỏi ngâm… Tuy nhirn, những cách này chỉ có lợi về mặt sức khỏe, còn nói phòng ngừa hẳn được Covid thì rất khó.

Theo Bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM Cơ sở 3, nói rằng: Hiện nay, ngoài các khuyến cáo chính thức, cụ thể của Bộ Y tế về biện pháp khử khuẩn tại nhà như rửa tay và vệ sinh bề mặt tiếp xúc với dung dịch sát khuẩn, 5K..., còn nhiều thông tin lan truyền về cách phòng tránh, điều trị nCov không có cơ sở khoa học, khiến người dân hoang mang.

BS Ngân khuyến cáo người dân nên bình tĩnh, thận trọng khi tiếp cận các nguồn thông tin về dịch bệnh.

Dưới đây là 3 cách ngừa nCoV đang được lan truyền và đánh giá của bác sĩ, mọi người tham khảo:

Sát khuẩn vùng hầu họng bằng nước muối đậm (ưu trương), dầu mè, nước tỏi bảo vệ cơ thể khỏi nCov?

Nhiều thông tin nói rằng dùng dùng nước súc miệng và xịt mũi họng kết hợp tinh dầu thảo mộc để ngăn ngừa nCov. Nhưng theo WHO thì cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng các dung dịch nước muối, nước sát khuẩn để nhỏ mũi và súc miệng sẽ giúp phòng nCov.

Hiện nay thì ngoài thị trường có các loại nước muối sinh lý nồng độ 0,9% hoặc cao hơn như 1,5%, 2,2%, 3%, 7%.

Những khuyến cáo khác như: Súc miệng bằng dầu mè, nước tỏi giúp thay đổi pH trong môi trường hầu họng, nhằm diệt virus, bác sĩ Ngân cũng cho rằng thiếu cơ sở khoa học, chưa được kiểm chứng. Thậm chí, nhỏ những dung dịch này vào mũi, họng có thể tăng nguy cơ hít sặc, đặc biệt ở trẻ em, cũng như làm khô rát, gây cảm giác nóng rộp ở niêm mạc vùng hầu họng, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Những người mà bị viêm mũi dị ứng, bệnh lý mũi xoang thì nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ về dung dịch xịt rửa mũi phù hợp và tuân thủ đúng số lần xịt rửa theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà BS đã chỉ định.

101

Phơi nắng có giúp diệt virus gây nCov?

TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, khi virus (SARS-CoV-2) rơi vào môi trường có tia cực tím thì nó sẽ bị tiêu diệt trong thời gian ngắn. Nếu bề mặt đồ vật có virus, khi đưa ra trời nắng với nhiệt độ cao và tia cực tím thì nó chết nhanh. Do đó, người ta dùng đèn tia cực tím trong phòng khám để tiệt khuẩn.

“Nhưng, điều đó không có nghĩa, mang người nhiễm SARS-CoV-2 ra phơi nắng thì sẽ diệt được virus. Bởi vì, virus này xâm nhập qua đường hô hấp, nó nằm trong phổi của người bị nhiễm. Do đó, khi phơi nắng (có tia cực tím) thì cũng không thể tác động được đến chúng, vì vậy, không thể diệt được virus SARSCoV trong phổi người bệnh”, TS Huy Nga giải thích.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, lưu ý dù tia cực tím có thể diệt virus trong khoảng thời gian cần thiết, nhưng phơi nắng không giúp diệt virus trong cơ thể.

Xông tinh dầu, tắm nước ấm, đeo khẩu trang tẩm dầu gió, dầu tràm... sẽ phòng ngừa nCov?

Việc xông tinh dầu, tắm nước ấm sẽ làm cơ thể dễ chịu, giảm hơi ẩm thấp của môi trường tác động lên cơ thể và không gian xung quanh, bớt căng thẳng do dịch bệnh.

Dù thế thì việc tắm nước ấm không giúp cơ thể tăng thân nhiệt đủ để tiệt trừ virus. Ngược lại xông tinh dầu nhiều hơn hai lần mỗi ngày, kết hợp luồng khí trực tiếp từ máy xông sẽ khiến niêm mạc đường hô hấp trở nhạy cảm, tạo cảm giác khô rát hoặc tăng tiết dịch nhầy nhiều sau khi xông.

Bác sĩ Ngân nói: "Do đó, quan điểm 'tắm - xông để diệt virus' nhiều lần trong ngày là sai lầm".

Dược sĩ Nguyễn Thành Triết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - khẳng định dầu tràm giống như một số loại tinh dầu khác, chỉ có tác dụng kháng khuẩn. Người dân có thể nhỏ vài giọt tinh dầu lên khẩu trang khi ra đường, bởi trong tinh dầu tràm có các chất có thể tác động ức chế trên vi khuẩn và một số virus.

"Đó là dung dịch để sát khuẩn chung, có tác dụng trên vi khuẩn nhiều hơn virus và không có đặc hiệu đặc trưng trong phòng chống virus corona", dược sĩ Triết nói.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link