5 loại thực phẩm chế biến sai cách rất dễ gây ngộ độc, sửa sai ngay khi vẫn còn cơ hội

09:55, Thứ sáu 30/07/2021

( PHUNUTODAY ) - Việc chế biến thực phẩm rất quan trọng. Chế biến sai cách không chỉ khiến thực phẩm mất đi chất dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm.

Thịt chưa chín

Trong các loại thịt đỏ, gia cầm sống rất dễ chưa vi khuẩn Campylobacter, E.coli, Salmonella, E.coli,… Các vi khuẩn này có thể lây lan sang nhiều thực phẩm, dụng cụ và bề mặt nấu ăn dẫn đến ngộ độc. Đối với thịt bạn nên nấu chín để tiêu diệt các vi khuẩn này. Đồng thời sau khi rửa thịt, thái thịt bạn cũng nên lau chùi sạch dụng cụ và khu vực xung quanh.

Mộc nhĩ ngâm quá lâu

Mộc nhĩ khô không độc nhưng nếu ngâm quá lâu sẽ dễ bị biến chất. Hơn nữa nó còn là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển và dễ sinh ra độc tố gây ngộ độc.

Loại vi khuẩn trong mộc nhĩ có thể sinh ra chất độc cực mạnh BKA và chất gây ung thư hàng đầu aflatoxin. Dù nấu chín mộc nhĩ ở nhiệt độ cao thì chúng cũng không dễ bị phân hủy. Tốt nhất chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước 15 – 20 phút. Bên cạnh đó bạn cũng không nên ăn mộc nhĩ tươi vì chúng chứa chất morpholine, ăn vào dễ bị ngứa ngáy, phù nề, hoại tử da.

Chế biến khoai tây mọc mầm

Trong mầm khoai tây có chứa nhiều chaconine và solanine là 2 loại của chất độc glycoalkaloids có thể gây hại cho hệ thống thần kinh. Thậm chí solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 – 0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.

Khi chế biến khoai tây bạn nên lưu ý với những củ khoai tây đã mọc mầm tốt nhất không nên chế biến. Khoai tây nếu mới mọc 1 – 2 mà bạn vẫn muốn giữ lại ăn thì cần khoét bỏ hết chân mầm và gọt bỏ vỏ để loại bỏ hầu hết chất solanin tập trung ở đây rồi mới được nấu ăn.

Các loại đậu nấu chưa chín hẳn

Trong các loại đậu có chứa một số chất như chất ức chế protease, độc tố glycosid, phytohemagglutinin,… gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đường tiêu hóa và dạ dày. Chỉ khi đun nóng đậu ở nhiệt độ cao các chất độc này mới bị phân hủy. Vậy nên để tránh ngộ độc bạn nên đun sôi trên 100 độ hoặc hãy luộc hoặc chần nước nóng trước khi đem xào hay nấu các món khác.

Chế biến hải sản chưa chín kỹ

Một số loài thủy sinh có vỏ như ngao, hàu, tôm,… rất dễ bị vi khuẩn Vibrio vulnuficus sống ký sinh. Loại vi khuẩn này được mệnh danh là “vi khuẩn ăn thịt người” có thể gây hoại tử cân cơ người nhiễm rất nhanh.

Nếu ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ, đặc biệt là hàu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Một thống kê trên 180 bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này cho thấy có gần 93% có ăn hàu sống trong 2 ngày trước đó.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy