Bún là thực phẩm được ưa thích tuy nhiên các bác sĩ khuyên có những nhóm đối tượng nhất định không nên ăn bún, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Người bị dạ dày, đại tràng
Bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.
Trẻ nhỏ
Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bún rất độc hại với nhóm đối tượng này. Tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún bởi dù công nghệ làm bún có chuẩn đến đâu đây vẫn không phải là thực phẩm khuyến khích sử dụng. Đặc biệt là những sợi bún càng bóng càng bị tẩy hóa chất.
Vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.
Người bị ốm, sốt
Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.
Tác giả: Thanh Huyền
-
7 tuyệt chiêu đưa chàng chạm đỉnh, phụ nữ 30 không biết là "phí của trời"
-
Bị tố thanh lý váy 500k toàn vết ố như "giẻ lau", nữ MC xinh đẹp đáp trả đầy bất ngờ
-
Những ngày chợt mưa chợt nắng, chúng ta nên mặc gì?
-
4 thực phẩm không nên ăn vào buổi tối kẻo hỏng niêm mạc dạ dày, tiền mất tật mang
-
Học lỏm bí quyết của Trần Kiều Ân: Tắm nước muối theo cách này để loại bỏ chất bẩn trên cơ thể hiệu quả