Ăn gừng bỏ vỏ hay để nguyên vỏ tốt hơn?

( PHUNUTODAY ) - Khi ăn gừng, nhiều người sẽ cạo sạch phần vỏ nhưng cũng có người để nguyên cả vỏ. Vậy cách sử dụng nào mới đúng, mới mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể?

Gừng là loại gia vị phổ biến được sử dụng nhiều trong nấu nướng. Theo VTCnews, Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y thành phố Hà Nội cho biết gừng có chứa 2-3% tinh dầu, 5% nhựa dầu, 3,7% dầu mỡ. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều tinh bột cùng Zingeron, Zingerol, Sogal là những chất tạo ra vị cay đặc trưng.

Gừng không chỉ được dùng trong nấu ăn mà còn được coi là bài thuốc kháng viêm, chống lạnh, tiêu đờm, giảm buồn nôn và nôn, cải thiện vấn đề tiêu hóa. Người ta thường dùng gừng tươi khi bị đau bụng do lạnh. Gừng khô có tác dụng tán hàn, trị cảm lạnh, thổ tả…

Khi sử dụng gừng, nhiều người sẽ cạo sạch lớp vỏ. Trong khi đó, cũng có người sử dụng gừng cả vỏ. Vậy cách nào sẽ tốt hơn.

Ăn gừng bỏ vỏ hay để nguyên vỏ tốt hơn?

Gừng bỏ vỏ và gừng để nguyên vỏ sẽ có những đặc tính khác biệt, tạo ra ảnh hưởng khác nhau khi sử dụng hai loại ngày.

Người xưa thường chia gừng thành hai nhóm với các công dụng khác nhau.

Gừng bỏ vỏ tức là gừng có tính ấm, độ cay ấm cao. Loại gừng này có tác dụng tiêu hóa, giúp tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy dạ dày tiết dịch. Ngoài ra, loại gia vị na cũng có tác dụng bồi bổ dạ dày, chống buồn non và giải độc cho cơ thể.

Gừng nguyên vỏ bản chất có tính mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vỏ gừng có thể giúp tăng cường lưu thống máu và giúp giảm sưng tấy đối với một só trường hợp. Ngoài ra, loại gia vị này còn giúp gia hôi miệng, cải thiện nhu động ruột, làm giảm triệu chúng phù nề.

Ăn gừng gọt vỏ hay gừng để nguyên vỏ đều có những lợi ích riêng.

Vì vậy, việc ga gừng cả vỏ hay bỏ vỏ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Nếu bị phù thũng, táo bón, hôi miệng… hãy chọn ăn gừng để nguyên cả vỏ. Bạn chỉ cần rửa sạch nguyên liệu này rồi đem đi chế biến là được. Đô với trường hợp cần nấu các món tính lạnh như ốc, sên, hến… thì tính cay của gừng có tác dụng hóa giải tính lạnh.

Trường hợp bị cảm lạnh, người có tỳ vị yếu, tiêu hóa kém nên chọn gừng đã gọt vỏ. Gừng còn nguyên vỏ có tính lạnh có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Giá trị dinh dưỡng của gừng

Trong y học cổ truyền, gừng có vị cay nồng, tính ẩm. Nguyên liệu này từ xa xưa đã được sử dụng như một bài thuốc, giúp trị các chứng đầy bụn, ho, thượng khí. Ngoài ra, tính ấm, cầm máu và ra mồ hôi sẽ giúp giảm các triệu chứng như phù thũng, thấp khớp, đau khớp, một số bệnh đường ruột. Bên cạnh đó, gừng còn là loại gia vị giúp loại bỏ các tạp chất trong cơ thể.

100 gram gừng có chứa khoảng 1,3 gram chất đạm. Đây là thành phà của hoạt chất protease giúp tiêu hóa và chuyển hóa các axit amin cần thiết trong cơ thể. Ngoài ra, lượng gừng này còn cung cấp 0,6 gram chất béo và một lượng lipid nhỏ. 100 gram gừng cung cấp 2,7 gram chất xơ, đa số là chất xơ không hòa tan có tác dụng cải thiện tiêu hóa.

Vào mùa lạnh, ngoài việc sử dụng gừng để nấu ăn, bạn có thể dùng gừng để nấu nước ngâm chân, nấu nước tắm hoặc gội đầu. Ủ tóc bằng gừng là một cách chống rụng tóc, kích thích mọc tóc rất tốt. Gừng có mùi thơm, tính ấm, giúp làm ấm cơ thể rất tốt. Đắp một lát gừng lên rốn trước khi đi ngủ cũng giúp cải thiện tiêu hóa, tốt cho sức khỏe. Gừng còn dùng để pha trà, giúp làm ấm cơ thể, giảm cảm giác buồn nôn. Người hay bị say xe có thể sử dụng gừng để làm giảm khó chịu mỗi lần phải di chuyển bằng phương tiện này. 

Như vậy, việc ăn gừng gọt vỏ hay để nguyên vỏ là tùy thuộc vào nhu cầu của từng người. 

Tác giả: Nguyệt Tú