Ăn lẩu nhớ tuyệt đối không được thả những loại rau này vào, dù ngon đến mấy cũng cẩn thận miệng làm hại thân

( PHUNUTODAY ) - Chúng ta thường tùy hứng theo khẩu vị để chọn rau mà không biết rằng có những loại rau không nên phối hợp với nhau khi ăn lẩu bởi chúng có thể sản sinh ra các chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Những loại rau dễ sinh độc tố khi kết hợp với lẩu không đúng vị

Lẩu bò không ăn cùng rau mùng tơi: Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.

Lẩu gà không dùng rau kinh giới: Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang: Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Lẩu thịt dê kị giấm: Ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Nấm lạ

Người dân phải thật cẩn thận khi hái nấm lạ về sử dụng cho bữa ăn gia đình. Thấy những loại nấm lạ phải tuyệt đối tránh bỏi nếu ăn nhầm dễ bị ngộ độc và có thể tử vong.

Lá khoai môn

Lá khoai môn có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ bị dị ứng, ngứa vùng miệng họng…

Giá đỗ

Tuy giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng cũng có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường được chế biến ở nhiệt độ 30 – 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân thường hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ bị nhiễm vi sinh vật.

Cà chua và khoai lang, khoai tây

Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng nên tránh dùng chung với lẩu hải sản vì khi kết hợp các loại thực phẩm này chung với nhau sẽ dễ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Theo PGS.Nguyễn Duy Thịnh, với từng món lẩu, bạn nên chọn những loại rau phù hợp để món lẩu thêm hấp dẫn.

Chẳng hạn như lẩu riêu cua: có thể ăn kèm với nhiều loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là một ít hoa chuối thái mỏng. Lẩu gà thì không thể thiếu ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống,...

Bên cạnh đó, khi chế biến cần lưu ý kết hợp các loại thực phẩm với nhau. Lẩu hải sản không nên ăn kèm với cà chua vì có thể gây ngộ độc. Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi vì sẽ làm mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.

Cách phối hợp rau chuẩn cho các món lẩu thông thường

Chị em cần biết: Loại rau dù ngon, bổ nhưng tuyệt đối không kết hợp với lẩu này kẻo sinh ra độc tốNên chọn những loại rau lành tính như rau muống, rau cải để kết hợp với lẩu. Hình minh họaVới lẩu gà, nên ăn kèm rau ngải cứu (kết hợp với gà tạo thành vị thuốc rất tốt), rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, bông sung, nấm…

Lẩu riêu cua nên ăn kèm rau chuối, hoa chuối thái mỏng, rau muống chẻ, các loại rau sống và rau ăn khác.

Lẩu vịt nên ăn kèm rau muống đã bỏ bớt lá và rau ngổ.Lẩu ốc cần có rau tía tô thái răm, rau muống chẻ và các loại rau khác. Ốc là đồ ăn có tính hàn nên cần có rau tía tô để dung hòa, khi ăn không lo bị lạnh bụng đi ngoài.

Lẩu bò sẽ ngon hơn khi ăn kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,…), hành tây, khoai môn, nấm,…

Tác giả: Mộc