PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, thành phần chính của bánh trung thu gồm bột mỳ, đường, bơ, mỡ lợn, nhân (tuỳ loại). Một chiếc bánh trung thu (bánh dẻo hay bánh nướng) năng lượng sẽ dao động khoảng trên dưới 600 kcal/chiếc (tổng năng lượng phụ thuộc vào trọng lượng, nhân bánh).
“Nếu ăn hết một chiếc bánh trung thu khoảng 170g năng lượng gấp hơn 2 lần bát bún mọc và gấp 1,5 lần so với một bát phở”, PGS.TS Lâm cho biết.
Trong dinh dưỡng hằng ngày khi ăn thừa khoảng 100-200 kcal đã có nguy cơ cao tăng cân. Vì vậy nếu ăn bánh liên tục kéo dài vài tuần, ăn nhiều dễ thừa cân béo phì.
“Nhiều người ăn cơm, ăn bún thoái mái rồi lại ăn thêm bánh trung thu, việc thừa năng lượng là không thể tránh khỏi. Thừa năng lượng là nguyên nhân gây ra tăng cân”, PGS.TS Lâm nói. Để ăn bánh không lo ngại tăng cân, PGS.TS Lâm lưu ý nên cắt nhỏ bánh, chỉ nên ăn góc 1/8 của bánh hoặc nhiều nhất là góc 1/4 (200 kcal của miếng bánh) tương đương với một bữa ăn sáng.
Bên cạnh đó, khi đã ăn bánh trung thu, bạn nên giảm bớp các thực phẩm khác, đặc biệt là các thực phẩm nhiều năng lượng như: cơm, bánh mì, bún, phở… Ngoài ra, để giảm năng lượng trong bánh trung thu, khi ăn các loại bánh có nhân thập cẩm nên loại bỏ mỡ do 1g chất béo cung cấp 9 kcal, ăn bánh càng có nhiều mỡ tổng năng lượng sẽ tăng.
PGS.TS Lâm cho biết thêm đường trong bánh trung thu giúp kéo dài thời gian bảo quản bánh. Nhà sản xuất cần phải có ý thức sử dụng lượng đường ít nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Đứng ở góc độ của một người tiêu dùng cũng là một chuyên gia dinh dưỡng, để giảm ngọt khi thưởng thức bánh nướng hay bánh dẻo, PGS.TS Lâm thường ăn kèm với hoa quả có nhiều nước và chỉ số đường thấp.
Những người không nên ăn bánh trung thu
Người có hệ tiêu hóa kém
Những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém không nên ăn quá nhiều bánh trung thu vì việc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh liên quan khác.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng cần lưu ý vì bánh trung thu thúc đẩy quá trình bài tiết axit do cơ thể cần tiết ra nhiều axit mới có thể tiêu hóa hết lượng chất béo trong bánh trung thu đã nạp vào. Lượng axit này sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên tệ hơn.
Người già và trẻ nhỏ
Bánh trung thu có chứa nhiều thành phần đạm. Trong khi đó trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn kém và chưa hoàn thiện, nếu ăn bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Ngay cả với những người già cũng tương tự. Vậy nên, người già và trẻ nhỏ cần chú ý không nên ăn quá nhiều bánh trung thu trong một ngày, có thể dẫn đến viêm tụy cấp, đau bụng và các triệu chứng nghiêm trọng khác, thậm chí đe dọa tính mạng.
Người bị dị ứng nổi mụn
Vì là loại bánh có độ ngọt cao nên những người bị viêm da dị ứng, mụn trứng cá và các bệnh về da khác ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn.
Phụ nữ mang bầu
Đối với những phụ nữ mang bầu nếu ăn quá nhiều bánh trung thu hàm lượng đường quá nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường… và có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì thế để đảm bảo sức khỏe các mẹ cần ăn bánh hết sức chừng mực.
Người bị bệnh tiểu đường
Những người bị thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh trung thu.
Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Người bị bệnh về dạ dày, tim mạch, thận
Những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… không nên ăn bánh trung thu, thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Còn đối với bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng, ăn bánh trung thu có thể thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh trầm trọng hơn, việc chữa trị càng trở nên khó khăn. Những loại bánh mặn không thích hợp cho những ai viêm thận vì nồng độ muối cao.
Người đang muốn giảm cân và béo phì
Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường.
Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao. Do vậy, nếu muốn giảm cân thì bạn nên hạn chế hoặc tránh xa món bánh này càng tốt. Cũng như người béo phì không ăn các loại bánh này để tránh tình trạng tăng cân làm tình trạng béo phì trở nên trầm trọng hơn.
Người bị sỏi mật, túi mật
Khi ăn quá nhiều bánh trung thu, bệnh nhân sỏi mật, túi mật có thể bị viêm tụy cấp tính, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Do đó, người bị sỏi mật, túi mật nên cố gắng không ăn bánh trung thu.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Móng tay có đường vân dọc ngầm cảnh báo 4 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đừng coi thường
-
Loại quả giá rẻ bèo rất giàu vitamin A, bộ phận nhiều người vứt đi lại siêu bổ
-
Những kiểu người đại kỵ với bánh trung thu, thèm mấy cũng chớ nên ăn nhiều kẻo hại thân
-
Làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch chỉ với một hành động này mỗi ngày
-
8 dấu hiệu sức khỏe cảnh báo bạn đang ăn uống quá mức "nghèo nàn", cần phải bổ sung dinh dưỡng ngay lập tức