Trong việc chăm sóc cơ thể, không phải càng làm sạch thì càng tốt. Theo các chuyên gia sức khoẻ, trên cơ thể chúng ta có tới 3 bộ phận, nếu càng làm sạch sẽ gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe. Bạn có biết những bộ phận nào trong cơ thể mà việc làm sạch quá đà có thể gây hại cho sức khỏe?
Làn da
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người. Đồng thời, nó cũng là bức thành để che chở cơ thể con người với thế giới bên ngoài.
Bên trong da có thể giữ nước và bên ngoài có thể chống lại được các kích thích vật lý và hóa học khác nhau. Rất nhiều người vì muốn làm sạch hoặc để xinh đẹp hơn, đặc biệt là đối với khuôn mặt, nên thường xuyên dùng tẩy tế bào chết, sử dụng quá nhiều sữa rửa mặt. Nhờ vậy, trong thời gian ngắn da trắng và mềm mại hơn, nhưng thực tế vào thời điểm này lớp sừng thực sự rất mỏng. Da chỉ cần một chút kích thích nhẹ, chẳng hạn như lạnh hoặc chất dị ứng, da sẽ bị đỏ thậm chí sưng, trở thành da nhạy cảm.
Có những người khi tắm dùng tẩy tế bào chết toàn thân hoặc kỳ cọ quá nhiều, cảm thấy như vậy da mới sạch sẽ. Tuy nhiên, kỳ quá mức thực tế sẽ làm da bong tróc, tổn thương. Vì vậy các chuyên gia tiết lộ dù da mặt hay toàn thân không nhất định phải làm sạch quá mức. Nhiệm vụ chính của việc chăm sóc da là tránh làm chức năng bảo vệ da bị bổn thương.
Nhiều người có thói quen gội đầu mỗi ngày, đặc biệt là những người da đầu nhờn, tóc dầu, nếu một ngày không gội sẽ rất khó chịu. Tuy nhiên, gội đầu mỗi ngày không phải là một việc làm tốt, da đầu có khả năng tự thanh lọc nhất định, gội quá nhiều lần, dùng quá nhiều dầu gội đầu, sẽ khiến khả năng tự làm sạch của da dầu bị suy giảm và làm hỏng môi trường bên trong của nang tóc. Đúng là tóc có tính dầu không có bất kỳ lợi ích nào, còn làm tăng tích tụ bụi và vi khuẩn trên tóc. Bất luận là nam hay nữ, nếu là tóc không có dầu, mỗi tuần nên gội 1-2 lần, còn những người da dầu có dầu nghiêm trọng thì nên cách 1 ngày gội một lần.
Tai
Ráy tai là một chất bảo vệ được sản xuất bởi một tuyến bên trong ống tai. Ráy tai hoạt động như một bộ lọc giữa tai và môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ tai khỏi những thứ có thể gây tổn thương màng nhĩ như bụi, tóc hoặc côn trùng nhỏ.
Thông thường, ráy tai có thể được loại bỏ một cách tự nhiên thông qua hoạt động nhai và các cử động hàm khác. Khi lớp da bên ngoài trong ống tai bong ra, ráy tai sẽ rơi theo cùng. Vì vậy mà có nhiều người không bao giờ cần vệ sinh tai. Tuy nhiên, đôi khi ráy tai có thể tích tụ và gây ảnh hưởng đến thính giác của bạn. Vì thế, bạn không cần vệ sinh tai quá thường xuyên vì điều này có thể gây hại cho tai. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có quá nhiều ráy tai hoặc thậm chí là tắc nghẽn trong ống tai thì việc loại bỏ ráy tai là điều cần thiết.
Mũi
Khoang mũi có khả năng tự làm sạch. Dùng móng tay để ngoáy mũi hay thường xuyên làm sạch sẽ làm tổn thương niêm mạc và các mao mạch, gây nhiễm khuẩn.
Còn trẻ em thường bị sổ mũi, ngạt mũi khiến bé khó hít thở, gây ra khó ngủ, quấy khóc, cha mẹ sẽ vô cùng lo lắng và phải tìm mọi cách để vệ sinh mũi thật sạch sẽ. Nhưng nếu bạn không đủ khéo léo hoặc không biết cách vệ sinh, có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến ống mũi của trẻ.
Mũi của trẻ thực tế rất ngắn so với người lớn, lỗ mũi hẹp, khoang mũi mềm mại, nhiều mạch máu nhỏ bé và mỏng manh. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, rất hay bị sổ mũi hoặc khó chịu vùng mũi. Vì thế nhiều cha mẹ hay vệ sinh mũi định kỳ. Nếu bạn làm sạch quá mức, có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và gây nhiễm trùng nang lông. Trẻ sơ sinh ống mũi đang ngắn và mở dài gần góc trong của mắt, khi nhiễm trùng mũi sẽ dễ dàng thâm nhập kết mạc, gây viêm.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Dùng nước đỗ đen giảm béo nhưng chị em cần tránh những sai lầm dưới đây nhé
-
Loại rau mọc dại đầy vườn, dân quê toàn nhổ bỏ, dân phố tìm mua, chống K hiệu quả
-
Tại sao tiếp viên hàng không thường xuyên mang 1 quả chuối lên máy bay? Hóa ra để làm việc này
-
Trộn mật ong với thứ này cho bạn một loại kem dưỡng trắng da tự nhiên, hiệu quả không tưởng
-
Trộn gừng với giấm: Lợi đủ đường ai không biết quá lãng phí