Tác dụng của gừng ngâm giấm
Giấm có thể dùng riêng, có thể sử dụng để sao tẩm hoặc phối hợp với các thực phẩm thông dụng trong phòng chữa bệnh.
- Hỗ trợ hạ huyết áp: Canxi và hàm lượng kali trong giấm giúp điều hòa huyết áp. Bệnh cao huyết áp và cholesterol có thể được phòng ngừa nhờ chất pectin trong giấm.
- Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim: Giấm có tác dụng hỗ trợ làm hạ huyết áp nên cũng có ích trong việc hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các hoạt chất trong giấm tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và các khối u, loại bỏ độc tố, ngăn chặn sự hình thành của chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Chống ôxy hóa: Đây cũng là một trong những lợi ích của giấm. Hơn nữa, giấm lại là chất chống ôxy hóa cao nên có khả năng chống lão hóa và kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể.
- Duy trì cân nặng: Giấm có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn, do đó giúp giảm nguy cơ thừa cân béo phì.
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Những lợi ích sức khỏe của giấm bao gồm khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể, rất hữu ích đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
- Hấp thụ canxi: Giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, giấm còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác, làm tăng độ rắn chắc cho xương.
- Giảm mệt mỏi: Lượng giấm vừa phải có thể làm giảm hàm lượng axít lactic trong cơ thể, làm mềm cơ bắp, nhờ đó giảm mệt mỏi.
- Giảm đau họng: Dùng giấm súc miệng và uống 1 ngụm nhỏ.
- Trị ho: Giấm pha với một chút mật ong là thảo dược trị ho công hiệu.
- Hỗ trợ cải thiện viêm xoang: Hòa một lượng giấm vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.
- Làm đông máu: Giấm có khả năng hoạt động như một tác nhân giúp máu đông.
- Trị nôn: Một ít giấm có thể ngăn chặn chứng buồn nôn và nôn.
- Giúp tiêu hóa: Giấm có thể kích thích sự tiết axít dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
- Tăng cường chức năng thận: Giấm có thể làm giảm gánh nặng cho thận. Các nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng giấm có tác dụng lợi tiểu.