Sử dụng tiền mặt
Bà nội trợ Nhật thượng chọn cách tiêu tiền mặt để có thể kiểm soát chi phí tốt hơn. Khi đặt tiền trong tài khoản, họ không thể nhận thức được một cách chính xác về số tiền mình có.
Lên danh sách những món đồ cần mua
Bà nội trợ Nhật bao giờ cũng lên danh sách những món đồ cần mua, dự trù ngân sách để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Họ mua món đồ họ cần chứ không mua chỉ vì sở thích.
Việc lên danh sách này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế tình trạng mua sắm những món đồ không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc.
Luôn có mục tiêu để tiết kiệm
Có mục tiêu tiết kiệm sẽ có động lực tiết kiệm. Các bà nội trợ Nhật đều nhận thức rõ điều này vì vậy họ đặt ra kế hoạch rõ ràng chẳng hạn như để dành khoản tiền này để đi du lịch, để dành khoản tiền kia để sửa nhà,…
Theo dõi chi tiêu
Bà nội trợ Nhật quản lý chi tiêu bằng phương pháp Kakeibo. Phương pháp này không dùng phần mềm hay ứng dụng công nghệ mà chỉ có sổ và bút. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết ra một cách thủ công như một cách thiền để quan sát và xử lý thói quen chi tiêu của mình.
Với phương pháp này bà nội trợ Nhật biết rõ mình đã tiêu tiền vào việc gì, sẽ cần chi tiêu vào khoản gì và tiền đầu tư cho tương lai được hoạch địch rõ ràng, chi tiết.
Không coi nhẹ số tiền lẻ
Nhiều đồng xu nhỏ có thể thành một số tiền lớn, vì vậy người phụ nữ Nhật không bao giờ coi nhẹ những đồng xu lẻ ấy. Dù là số tiền ít hỏi thì họ vẫn phải chi tiêu có kế hoạch hoặc cất chúng vào lọ để dành.
Tích cực mua hàng giảm giá
Cuối năm hoặc các dịp lễ là thời điểm siêu thị, cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Bà nội trợ Nhật thường tranh thủ các dịp này để mua món hàng mình thích.
Tuy nhiên, họ cũng không vì ham rẻ mà mua món đồ không dùng đến vì việc này sẽ gây lãng phí lớn.
Luôn so sánh giá cả
Việc so sánh giá giúp bà nội trợ Nhật tìm ra được mức giá tốt nhất của sản phẩm. Từ đó tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Chẳng hạn thay vì mua một loại bia đắt tiền cho chồng uống thì họ mua bia của thương hiệu rẻ hơn. Nhờ vậy gia đình họ tiết kiệm được tới 30.000 yên mỗi năm (khoảng 6,3 triệu đồng).
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
4 ‘bẫy mua sắm’ khiến bạn chi tiêu quá nhiều, tránh được thì mới mong làm giàu
-
3 bước tối giản cuộc sống, tiết kiệm tiền giúp bạn dù thu nhập giảm vẫn dễ dàng vượt qua mùa dịch
-
5 cách chi tiêu thông minh giúp người giàu càng giàu hơn, người nghèo không lo túng thiếu
-
Muốn sớm có nhà riêng nhớ 5 nguyên tắc này, điều mong ước sẽ thành hiện thực
-
7 cách quản lý tài chính áp dụng càng sớm càng giảm bớt gánh nặng tiền bạc