Dù bây giờ đã sinh con tròn 1 năm nhưng nhìn lại hành trình để con trai chào đời, chị M.N vẫn ngỡ như một giấc mơ kỳ diệu. Trong thai kỳ khi em bé được 23 tuần, nặng 3 lạng, bác sĩ đã khuyên chị M.N đình chỉ thai kỳ vì bị nhiễm trùng nước ối, vỡ ối, nhưng chị M.N đã đi cầu cứu khắp các bệnh viện và có quyết định táo bạo giữ con của mình. Trong quá trình nằm viện giữ thai và 82 ngày con nằm phòng hồi sức sơ sinh dù tâm trạng còn nhiều nỗi lo nhưng cuối cùng chị cùng con đã làm nên kỳ tích trong cuộc đời mình.
Chị M.N. trải lòng, sau khi sinh con lần đầu, trong suốt 3 năm nỗ lực mang thai chị M.N mới có bầu lần hai. Nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu ngắn ngủi khi thai hơn 23 tuần, chị bị xuất huyết nhẹ phải nhập viện sản điều trị.
Chị M.N nhớ lại, lúc mới nhập viện bác sĩ bảo rằng tình trạng của chị bình thường không có gì thay đổi nhiều, chỉ cần nằm một ngày sẽ được xuất viện. Nhưng chị lại bị rò rỉ ối và các bác sĩ khuyên chị rằng nếu sinh ra, em bé cũng không sống được vì thai còn nhỏ tuần chỉ nặng 3 lạng còn nếu để sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu, mẹ và con đều có khả năng tử vong. Bác sĩ đã cho gia đình chị 30 phút để suy nghĩ về việc đình chỉ thai.
Với chị M.N tin này khiến chị suy sụp tinh thần chị không muốn phải rời xa con của mình, nhưng cuối cùng sau nhiều khó khăn chị đã quyết định giữ lại con của mình. Trong giai đoạn bị cạn ối, em bé dễ sụt cân nên chị M.N ăn và uống ngày 1 lít sữa để em bé có chào đời cũng không quá nhỏ. Chị phải uống nước theo bác sĩ dặn để giữ lượng nước ối. Vậy là khoảng thời gian mang bầu mình tăng lên được 10kg.
Những ngày nằm viện giữ thai, chị M.N được dùng thuốc chống nhiễm trùng và theo dõi của bác sĩ thật kỹ càng. Khi chị M.N giữ thai được thêm 5 tuần, đến tuần 28, chị sinh thường bé nặng 1,085 kg và bé được chuyển thẳng lên khoa Hồi sức sơ sinh.
Và tới ngày 17/4/2018, bác sĩ gặp vợ chồng mình bảo ngày hôm sau là 18/4 mổ bắt con vì nước ối cạn quá, nhưng thật may chị M.N có hiện tượng đau đẻ
Trải qua quá trình vật lộn khi vượt cạn cuối cùng chị M.N đã mẹ tròn con vuông. Bé sinh ra chỉ nặng có 1kg và được nuôi trong lồng kín. Sau 85 ngày bé đã nặng được 1,4kg và ngưng thở bằng oxy, be không còn tím tái và đã thở tốt. Chị M.N vô cùng hạnh phúc vì sự kỳ diệu của số phận.
Chuyên gia cảnh báo các dấu hiệu bị bạn ối
Vòng bụng chậm to: Khi bà bầu thấy rằng kích thước vòng bụng của mình không tăng lên mà không giảm khi tuổi thai tăng dần. Nêu mẹ cảm thấy vòng bung tăng chăm hoặc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn bình thường thì là dấu hiệu bị cạn ối.
Đi tiểu ít hơn và hay khát nước: Khi sự thay đổi nội tiết tố làm tăng lượng máu đến thận khiến bàng quang nhanh đây nên mẹ sẽ dễ đi tiểu hơn bình thường. Ngoài ra, thai nhi càng lớn càng gây chèn ép các bàng quang khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu hơn.
Thai nhi đạp mạnh, mỗi lần đạp thấy đau: Mẹ bầu bị cạn ối mỗi lần con đạp sẽ cảm thấy đau bởi thiếu nước ối dẫn đến các cơn co thắt nhiều hơn. Trong trường hợp thai nhi thiếu ối trầm trong mẹ còn cảm thấy khó chịu da bụng.
Hơi thở của mẹ có mùi: Khi bị cạn ối thông thường hơi thở của mẹ thường có mùi khác lạ khó chịu do nước ối đã bị đục khiến hơi thở không được thơm tho như bình thường.
Tác giả: Min Min
-
Thường xuyên cho bé ăn mì tôm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Yêu con như thế khác nào hại con
-
Đến bệnh viện phẫu thuật bỏ thai ngoài tử cung, 1 tuần sau sản phụ nghe bác sĩ thông báo tin sét đánh
-
Sai lầm thường gặp của mẹ khiến trẻ chân vòng kiềng, dành 1 phút đọc để bé có một đôi chân như người mẫu
-
Sau sinh mổ mẹ nhớ tránh 5 loại thực phẩm này nếu không muốn sẹo lồi xấu xí, sữa cạn không đủ con bú
-
Bỏ thứ này vào chiên cánh gà: Món ăn thơm ngon hơn ngoài hàng cả nhà gắp lia lịa