Theo Người Lao động Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời vấn đề này như sau: Tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-9 vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh nếu đã tiếp xúc với F0, mặc dù nguy cơ này thấp hơn so với người khác. Thực tế, các nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn có trường hợp bị bệnh. Vì vậy, nếu đã tiếp xúc với F0, bạn sẽ trở thành F1 và nếu đã lỡ bị lây nhiễm virus thì không có cách gì để phòng ngừa, bệnh cũng sẽ phát trong những ngày tới.
Khi xác định mình đã tiếp xúc với F0, bạn cần tự cách ly, báo với y tế địa phương, tự theo dõi sức khỏe và có thể nhờ người khác mua giúp test nhanh để tự thử vài lần.
Bác sĩ Khanh cho biết, nếu tự cách ly đến ngày thứ 15 mà test nhanh hoặc xét nghiệm PCR vẫn âm tính thì bạn vẫn an toàn.
Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, khi nhiễm virus thì thường bệnh cũng nhẹ, có khả năng cao trở thành F0 không có triệu chứng. Dù không có biểu hiện bệnh nhưng bạn vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Do đó, tự cách ly vẫn là điều quan trọng nhất.
Tiêm 2 mũi vắc xin vẫn có khả năng nhiễm virus
Chia sẻ trên báo CAND, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết vắc xin được tiêm vào cơ thể sẽ tạo ra kháng thể trung hòa với virus. Kháng thể được ra từ tuần lễ thứ 2 sau tiêm. Tuy nhiên, không có loại vắc xin nào có thể ngăn chặn virus 100% nhưng kháng thể từ vắc xin giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào, làm giảm quá trình gây tổn thương tế bào ở các cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn quá trình gây bệnh lý... Vì vậy, những người đã tiêm vắc xin và có kháng thể thì khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ giảm. Nếu có mắc bệnh thì triệu chứng cũng nhẹ, ít có khả năng tăng nặng.
Bài viết của TS Nguyễn Hồng Vũ - làm việc tại Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, bang California, Mỹ đăng trên Tuổi Trẻ có chia sẻ thông tin: Vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna thường được biết đến với hiệu quả trên 90%; vắc xin của AstraZeneca là hơn 70%, sau 2 hoặc 3 tuần được tiêm liều thứ 2. Điều này có nghĩa là không phải 100% người được tiêm vắc xin của Pfizer/BioNTech hay Moderna hoặc AstraZeneca không có nguy cơ bị nhiễm virus.
Do đó, ngay cả khi đã tiêm đủ vắc xin, người dân cũng không được chủ quan và vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Phát hiện 69 F0 sau khi xét nghiệm hơn 800 người lang thang ở TPHCM
-
F0 tại nhà trở nặng: Chuyên gia hướng dẫn thời điểm cần thở oxy, liều oxy an toàn khi chưa đến được bệnh viện
-
Dự báo F0 tại TP HCM sẽ tăng trong thời gian tới: Đã nằm trong kịch bản ứng phó, người dân cần bình tĩnh:
-
Thai phụ 29 tuần đông đặc phổi, 23 ngày thở máy, 7 lần lọc máu: Giờ hồi phục thần kỳ, mẹ con đều khỏe
-
Nhiều bệnh nền, F0 59 tuổi khiến Covid-19 'chào thua' sau 22 ngày ở nhà: Tập hát, chồng đệm đàn ngoài cửa