Bạn đã xử sự để đối thủ của mình phải nể phục chưa?

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù rất không ưa đối thủ của mình, nhưng làm thế nào để đối thủ có thể nể sợ bạn và chịu khuất phục, hãy cùng tìm hiểu nào!

Bạn xử sự như thế nào với đối thủ của mình?

Thay vì cứ suốt ngày so đo, soi mói nhau thì bạn sẽ xử sự như thế nào đối với đối thủ của mình mà vẫn giữ được phong độ của mình?

Bạn xử sự như thế nào với đối thủ của mình?

Để xét xem bạn sẽ xử lý với đối thủ của mình ra sao, thì bạn hãy tưởng tượng: Bạn là cô bé lọ lem đánh rơi chiếc giày trong vũ hội hóa trang của hoàng cung. Lúc này, bạn đang thấy cô em gái, con dì ghẻ của mình, thử giày. Kết quảcô gái ấy đi vừa khít đôi giày pha lê bạn đánh rơi.

Bạn sẽ phản ứng trước tình huống bất ngờ này thế nào? Bạn im lặng chịu đựng hay nhất quyết phải nói với hoàng tử bạn chính là chủ nhân thực sự của chiếc giày? Hãy miêu tả phản ứng của bạn càng chi tiết càng tốt.

Chúng ta cùng kiểm tra kết quả nào!

+ Đôi giày pha lê chính là điều mà cô bé lọ lem tin tưởng rằng nó thuộc về cô, chỉ có cô mới có quyền sở hữu nó. Khi bạn đóng vai là cô bé lọ lem, bạn cũng có những suy nghĩ giống như cô ấy.

 

 + Cách bạn phản ứng với khi cô em con dì ghẻ đi vừa giày chính là cách ứng xử của bạn với đối thủ cố tình cướp tình yêu của bạn.

7 cách ứng xử giúp đối thủ phải nể phục bạn

+ Đối với việc gấp phải từ từ nói

Khi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, nếu có thể bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng độ tin cậy của mọi người đối với bạn.

+ Hãy nhắc khéo đối với những việc tế nhị

Đối với một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người nghe không cảm thấy cứng nhắc, họ không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn mà còn tăng thêm thiện chí với bạn.

 

+ Bạn đừng “nổi đóa” nếu chưa biết rõ bản chất của sự việc

Đối với những việc bạn chưa nắm rõ, nếu bạn không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, còn nếu bạn có thể diễn đạt một cách cẩn thận, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.

+ Tuyệt đối không phát ngôn linh tinh nếu không biết rõ

Mọi người ghét nhất ăn nói hàm hồ, nếu bạn chưa bao giờ phỏng đoán một cách tùy tiện hoặc nói những chuyện chưa xảy ra, bạn sẽ khiến cho mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, cũng là một người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm.

+ Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác

Không được tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt là giữa những người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp cho việc duy trì và gia tăng tình cảm.

+ Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói

Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, đều muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai bạn đều nói, sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh nghi ngờ và xa lánh bạn.

Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.

+ Luôn lắng nghe những góp ý của bạn thân

Bạn nên lắng nghe cách nhìn của người khác khi nói về mình, điều đó có thể để lại ấn tượng khiêm tốn cho người khác, đồng thời biểu hiện rằng mình là một con người thấu tình đạt lý.

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh