Các kỹ năng cần thiết chốn công sở nhưng trường học không dạy bạn

( PHUNUTODAY ) - Khi bước chân vào thế giới công sở sau những tháng ngày cần cù trên giảng đường, chúng ta thường mang theo những kiến thức chuyên môn đã được trang bị với niềm tin mãnh liệt rằng, hành trang đó đủ để dẫn lối ta đi đến thành công trong sự nghiệp.

Thế nhưng, thực tế thường không đơn giản như vậy. Có rất nhiều các kỹ năng cần thiết chốn công sở mà trường học không dạy cho bạn và đôi khi, chính những kỹ năng đó là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn trên đường đua tìm việc làm tại Đà Nẵng mới nhất hay bất kỳ nơi nào khác.

1

Kỹ năng quan sát đi kèm khả năng giao tiếp

Khả năng quan sát có được từ việc nhìn bằng mắt, lắng nghe bằng tai để hiểu nhu cầu, mong muốn, tâm tư nguyện vọng của những người cũng như những tình huống xảy ra xung quanh mình. Bằng cách quan sát, thấu hiểu người khác để biết cách ứng xử đúng người, đúng lúc, đúng chỗ, bạn có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với đồng nghiệp, cấp trên và thậm chí là đối tác, mang đến nhiều thuận lợi trong hợp tác, đàm phán và đạt được mục tiêu công việc. Không dừng lại ở đó, kỹ năng này còn giúp bạn dự đoán chính xác và bình tĩnh ứng phó trước những tình huống bất ngờ.

Tuy nhiên, khả năng quan sát đơn thuần thôi chưa đủ. Để thực sự tận dụng tốt những thông tin thu được từ quá trình quan sát, bạn buộc lòng phải có kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt không dừng lại ở việc truyền đạt mọi thông điệp một cách rõ ràng, dễ hiểu mà còn bao gồm việc lắng nghe và tạo ra sự kết nối với những người xung quanh. Khi có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, bạn có thể truyền đạt ý kiến, quan điểm cá nhân một cách hiệu quả và không khiến bất cứ ai phật lòng. Điều này giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt, thúc đẩy sự đoàn kết trong đội nhóm và tạo ra môi trường làm việc tích cực.

Có thể nói, kỹ năng quan sát và khả năng giao tiếp là một trong những tố chất bắt buộc để bạn có thể trở thành một người lãnh đạo xuất sắc trong tương lai.

2

Kỹ năng đối mặt và xử lý khủng hoảng

Trong môi trường công sở đầy cạnh tranh và biến đổi không ngừng, khả năng đối mặt và xử lý khủng hoảng trở thành một trong các kỹ năng cần thiết giúp bạn tồn tại và chạm tay đến thành công. Dù giỏi chuyên môn đến đâu, nếu không thể duy trì sự bình tĩnh để đối mặt với những tình huống khó khăn, thách thức, áp lực, khả năng thất bại của bạn sẽ rất cao.

Những khủng hoảng bạn phải đối mặt không phải luôn có thể dự đoán trước. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn ít ngờ tới nhất. Do đó, để ứng phó với những tình huống không mong muốn này, bạn nhất định phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn. Khi có khả năng duy trì tâm lý bình tĩnh, bạn có thể suy nghĩ khách quan hơn, đánh giá tình hình một cách sâu sắc hơn để tìm ra những giải pháp đúng đắn nhất.

Bên cạnh đó, khả năng đối mặt và xử lý khủng hoảng cũng chứng minh sự chủ động của bạn trong việc tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn không bao giờ “bó tay chịu trói” mà luôn chủ động tìm cách thích ứng, tìm cách giải quyết và đưa ra hành động cụ thể để khắc phục vấn đề đó. Điều này giúp bạn thể hiện tính linh hoạt trong tư duy và tránh tình trạng stress quá độ vì áp lực công việc.

Chủ động trong công việc

Thông thường, những người mới đi làm sẽ có khuynh hướng không phát biểu nhiều, không bày tỏ ý kiến nhiều, chỉ nghe và làm theo lời người khác, ngồi chờ sếp giao việc, giao đến đâu làm đến đó. Tuy không rõ bản thân làm đúng hay sai nhưng cũng không chủ động hỏi, đợi đến lúc sếp review “sản phẩm” mới ậm ờ “cái này em không hiểu, không rõ cho lắm. Nên nhớ, nếu chỉ thụ động làm những công việc được giao thì bạn chỉ đang vận hành như một con robot chốn công sở, hoàn toàn khiếm khuyết khả năng tự phán đoán cũng như giải quyết vấn đề.

3

Thay vì vậy, bạn nên chủ động học hỏi, chủ động tìm hiểu về công việc và ngành nghề của mình, suy nghĩ xem mình cần làm gì và chủ động làm việc trước khi được giao việc. Nói cách khác, bạn cần chủ động nắm bắt mọi cơ hội để học hỏi và thể hiện bản lĩnh của bản thân. Điều đó không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp mà còn góp phần tạo dựng sự tín nhiệm và ngưỡng mộ ở đồng nghiệp.

Trong thế giới hiện đại, sự chủ động không chỉ là kỹ năng, mà còn là tư duy và thái độ sống. Những người luôn tích cực đề xuất sáng kiến, đưa ra giải pháp để tối ưu hiệu quả công việc luôn là người nổi trội và được đánh giá cao trong tập thể. Đây cũng là nền tảng để bạn khẳng định giá trị của bản thân và ngày càng phát triển hơn nữa trong sự nghiệp.

Không ngừng học hỏi, nâng cấp và phát triển bản thân không bao giờ là một trong các kỹ năng cần thiết với bất kỳ ai. Đó có thể là thách thức nhưng cũng là cơ hội để bạn tự mình vươn lên và gây dựng một sự nghiệp rạng rỡ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link