Kết quả xét nghiệm của Xiaohang không phải viêm gan B nhưng cũng đủ khiến các bậc phụ huynh phải giật mình. Khi kiểm tra thêm bằng siêu âm B, người ta phát hiện ra rằng Xiaohang bị gan nhiễm mỡ trung bình, và thùy gan phải của cậu bé lên tới 148mm, vượt quá kích thước gan của người bình thường một cách bất ngờ.
Sau đó, mất một thời gian cải thiện, kết quả siêu âm B cho thấy gan nhiễm mỡ của Xiaohang đã nhẹ hơn. Dù vậy nhưng Xiaohang có vẻ béo hơn đáng kể. Để đảm bảo sức khỏe cho đứa trẻ, bác sĩ đã tiến hành sinh thiết gan thì phát hiện Xiaohang bị xơ gan nặng.
Điều gì có thể khiến đứa trẻ 11 tuổi này bị xơ gan nặng? Lời nói của bố mẹ Xiaohang khiến các bác sĩ chết lặng.
Sau khi hội chẩn, bác sĩ phát hiện ra rằng bệnh xơ gan nặng của Xiaohang có liên quan đến thói quen ăn uống kém lành mạnh. Mẹ của Xiaohang cho biết từ nhỏ đứa trẻ đã rất thèm ăn và khẩu vị tương đối nặng (ăn mặn, đậm vị). Cậu bé cũng thích ăn nhiều loại thịt khác nhau như thịt kho.
Chúng ta đều biết gan nhiễm mỡ chủ yếu là do mỡ thừa, nguyên nhân là do gan tích tụ quá nhiều mỡ. Và thói quen ăn uống như Xiaohang sẽ không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe lá gan mà còn dẫn đến béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Xiaohang là một ví dụ cho điều này. Trong giai đoạn tăng trưởng, trẻ nên cố gắng ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá no.
5 thói quen tưởng tốt của cha mẹ nhưng lại rất hại con
Do điều kiện kinh tế ngày càng tốt nên các bậc phụ huynh có xu hướng chăm con cái nhiều hơn. Ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con, tuy nhiên, một số sai lầm trong nhận thức của cha mẹ lại khiến con bị ảnh hưởng xấu.
Con đang lớn, ăn nhiều thì không sao, nhưng mẹ không biết rằng tuổi dậy thì sớm đang âm thầm đến gần
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc cho con ăn nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển là không sao, thậm chí bổ sung nhiều loại thực phẩm chức năng cho con. Nhưng thực tế, ăn quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến con bị suy dinh dưỡng, hoặc hiện tượng tích mỡ gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm. Đặc biệt là một số thực phẩm bổ sung như cao rùa, sữa ong chúa, nhân sâm… chứa nhiều chất giống hormone nên ăn nhiều dễ dẫn đến dậy thì sớm.
Tập thể dục rất quan trọng nhưng 3 thói quen này có hại cho sức khỏe của con bạn
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng việc cho trẻ vận động là rất quan trọng, nhưng đối với trẻ em thì có 3 cách vận động cần phải tránh, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ tập khi bụng đói: Tập thể dục khi bụng đói có thể khiến lượng đường trong máu thấp và gây ra một số triệu chứng như hồi hộp, đổ mồ hôi.
- Tập thể dục vào buổi sáng và giữa thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh: Nhiều bậc cha mẹ đã quen với việc cho con chạy bộ vào buổi sáng, nhưng cường độ tia cực tím mạnh nhất trong khoảng thời gian 10-15 giờ có thể gây tổn thương da hoặc say nắng và các triệu chứng khác.
- Cường độ tập luyện quá cao: Nếu cường độ tập luyện quá cao không những không rèn luyện được cơ thể mà còn có thể dẫn đến vấn đề suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, vì cường độ tập luyện của trẻ không nên quá cao.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo, giày dép thoải mái, khởi động kỹ trước khi tập, sau đó chọn các bài tập cường độ vừa phải, bổ sung nước bất cứ lúc nào, nếu cảm thấy khó chịu thì nên dừng tập.
Mặc nhiều hơn để tránh bị cảm lạnh
So với khả năng miễn dịch của người lớn tuổi, khả năng miễn dịch của trẻ em tương đối kém. Điều này là do hệ thống miễn dịch của người lớn đã trưởng thành, nhưng khả năng miễn dịch của trẻ cần được cải thiện dần dần khi chúng lớn lên và trẻ sẽ tiếp xúc với các mầm bệnh khác nhau, khả năng miễn dịch sẽ chậm lớn, chỉ mặc thêm quần áo thì không thể đạt được tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Ngược lại, đối với một số trẻ nhỏ, việc mặc quần áo dày cũng có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.
Trong quá trình tiếp xúc liên tục với các loại vi trùng và mầm bệnh từ thế giới bên ngoài, trẻ có thể tích lũy kinh nghiệm thông qua việc đối đầu với vi trùng, và nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân.
Trẻ bị sốt nên uống ít thuốc hơn, hạ nhiệt cơ thể là tốt nhất
Trên thực tế, sốt ở trẻ em là một triệu chứng rất phổ biến, bản thân sốt là biểu hiện của hệ thống miễn dịch cơ thể, có thể kích thích hệ miễn dịch trưởng thành, nhưng đối với trẻ ở các độ tuổi thì cách xử lý lại khác nhau.
Tùy thuộc vào nhiệt độ sốt của trẻ mà bạn nên có hướng giải quyết khác nhau, nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ.
Muốn trẻ cao lớn cần bổ sung nhiều canxi
Nhiều người ngộ nhận khi cho rằng muốn cao lớn cần bổ sung nhiều canxi, nghĩ rằng trẻ uống nhiều canxi mới có thể cao lớn, nhưng thực tế không có mối quan hệ tất yếu giữa tăng trưởng và bổ sung canxi. Chiều cao của một người liên quan đến sự di truyền của cha mẹ và ngoại cảnh, không có nghĩa là có thể tăng chiều cao với việc bổ sung nhiều canxi.
Vai trò của việc bổ sung canxi là cung cấp năng lượng cho xương, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, giúp xương chắc khỏe hơn là thúc đẩy chiều cao. Việc bổ sung quá nhiều canxi có thể gây dậy thì sớm hoặc các bệnh khác do trẻ bị suy dinh dưỡng quá mức. Điều quan trọng để trẻ cao lớn không phải là bổ sung canxi mà là thói quen sinh hoạt tốt, trong chế độ ăn uống phải chú ý dinh dưỡng cân đối, toàn diện, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, tập thể dục hợp lý, ngủ đủ giấc.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Sáng tỉnh giấc, phụ nữ thấy đủ 4 dấu hiệu này chứng tỏ buồng trứng hoạt động rất tốt, chẳng kém gái 20
-
"Dậy sớm 3 không làm", "sau ăn 3 không vội", "trước ngủ 3 đừng": Làm được đủ, cả đời không lo bệnh tật
-
Đậu xanh nhiều công dụng với sức khỏe nhưng có 5 nhóm người ăn 'càng ít càng tốt', không hợp còn sinh bệnh
-
Tại sao người Nhật thường ngủ không cần giường? Biết lí do ắt hẳn bạn sẽ muốn thử "nằm đất" một hôm xem sao
-
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên không mặc áo lót?