Trước khi nhập viện 3 ngày, bé D. (16 tháng) sốt cao liên tục, ho nhiều, quấy khóc, da xanh tái, viêm long đường hô hấp trên, thể trạng nhiễm trùng, có vết loét niêm mạc miệng, ăn kém, đi tiểu sẫm màu.
Khoa Bệnh nhiệt đới - Trung tâm Sản Nhi (BVĐK tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận bệnh nhi Kiều Phương D. (16 tháng tuổi), nhập viện do sốt, ho 21 ngày không khỏi.
3 tuần đó, bé D. sốt từng đợt. Gia đình đưa đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Trước khi nhập viện 3 ngày, trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều. Khi nhập viện, bé quấy khóc, sốt nóng, da xanh tái, viêm long đường hô hấp trên, thể trạng nhiễm trùng, có vết loét niêm mạc miệng, ăn kém, đi tiểu sẫm màu.
Qua đợt điều trị, tình trạng của trẻ đã tiến triển tốt đỡ quấy khóc, thể trạng khá hơn, vết loét niêm mạc miệng đỡ nhưng vẫn sốt cao từng cơn, tăng tiết nhiều dịch mũi họng.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm bổ sung và sử dụng kỹ thuật PCR (kỹ thuật giải trình tự gene) cho kết quả trẻ bị nhiễm vius Adeno. BSCKI Bùi Thị Đến – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: Adeno là một dạng virus, gây ra các bệnh cấp tính với triệu chứng bệnh đa dạng.
Viêm phổi do adeno virus gây ra có tỉ lệ tử vong lên đến 8% - 10%. Virus adeno cũng có thể gây ra các bệnh như viêm kết mạc, viêm dạ dày và ruột cấp tính hay viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em.
Hiện nay bệnh do virus adeno gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phác đồ điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng cơ thể người bệnh, có thể dùng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm vi khuẩn. Quan trọng nhất là phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
BS Đến khuyến cáo, bệnh do adeno virus rất dễ lây truyền. Đặc biệt, virus adeno có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm từ những triệu chứng thông thường.
Chuyên gia khuyến cáo về cách phòng bệnh do virus Adeno
Hiện nay chưa có các loại vắc xin để phòng tránh loại virus này. Để phòng bệnh cần áp dụng các cách phòng bệnh hô hấp thông thường. Duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, tăng cường các loại vitamin để tăng sức để kháng cho cơ thể, hạn chế tụ tập nơi đông người, nên sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường và giữ ấm cơ thể. Với trẻ nhỏ, cần hạn chế người lớn thơm, hôn để tránh lấy bệnh đường hô hấp, bởi virus thường trú trong cơ thể người và có thời gian ủ bệnh khá dài.
Đồng thời tuân thủ chặt chẽ những biện pháp phòng bệnh cơ bản như:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, nguồn nước sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn mặt và giặt khăn thường xuyên bằng xà phòng.
- Không dùng chung đồ dùng của người bệnh như: khăn mặt, bát, đũa, thìa, cốc, chăn, giường, chiếu…
- Sát trùng, tẩy uế đồng thời các đồ dùng của người bệnh trong giai đoạn mắc bệnh cấp tính và sát trùng, tẩy uế lần cuối khi khỏi bệnh.
Tác giả: Min Min
-
Những thói quen của ông chồng khiến vợ MANG THAI NGOÀI TỬ CUNG, đặc biệt là điều thứ 2 ai cũng mắc
-
Những mỹ nhân Việt là nhân vật "trung tâm" của thảm đỏ, làm say đắm trái tim "phái mạnh"
-
Bác sĩ nhầm thai đôi với khối u, mẹ cay đắng nhìn hai con ra đi mãi mãi chỉ vì thiếu hiểu biết
-
5 điều TRẺ SƠ SINH SỢ HÃI nhưng nhiều bà mẹ vẫn làm, số 2 gây tổn thương não cực kỳ nguy hiểm
-
Táo rơi trúng đầu bé 3 tháng tuổi sống thực vật: Thủ phạm đằng sau khiến nhiều người bất ngờ