Tiếng ồn xung quanh
Giống như khi còn là một bào thai, trẻ sơ sinh đặc biệt rất sợ tiếng ồn. nếu thường xuyên để trẻ tiếp xúc với các loại tiếng ồn, con rất có thể sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng, điều này sẽ tạo nên sự tác động không hề nhỏ đến tâm lý của bé.
Đung đưa, rung lắc
Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, vỏ não của trẻ sơ sinh vẫn còn rất non nớt và yếu ớt. Sự tác động từ những cú đung đưa, rung lắc sẽ tạo ra những tác động nghiêm trọng đến não bộ khiến con phải đối diện với nhiều nguy cơ cực kỳ nguy hiểm, chậm phát triển ý thức, xuất huyết não, tổn thương não,… Việc rung lắc con quá mạnh cũng sẽ làm bé dễ bị sợ hãi, tổn thương tâm lý trong tương lai sau này.
Trẻ tắm xong nắn chân
Trường hợp nghiên cứu: Bé 5 tháng tuổi được bà ngoại nắn chân cho từ khi sinh ra. Cho đến hôm đi tiêm vắc xin, y tá sờ chân thì bé khóc dữ dội và kéo dài. Chân của trẻ sơ sinh không hoàn toàn thẳng ngay từ khi sinh ra do tư thế nằm trong bào thai uốn cong của trẻ. Khi lớn lên, hiện tượng này sẽ dần dần biến mất.
Nằm xuống ngay khi vừa bú xong
Khi bé mới ăn no, mẹ bắt buộc phải bế, dùng tay vỗ lưng cho bé ợ hơi và lượng sữa nằm yên vị tại dạ dày. Nếu mẹ đặt con xuống ngay sau khi bú, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu và dễ dàng gây ra hiện trạng trào ngược, nôn trớ. Trong trường hợp bé bị nôn trớ mà mẹ không quan sát kỹ và kịp thời phát hiện, con có nguy cơ bị ngạt, tắc nghẽn đường thở vô cùng nguy hiểm.
Ăn sữa xong cho con uống nước tráng miệng
Trường hợp nghiên cứu: Bé 4 tháng tuổi được bà cho uống nước tráng miệng sau khi bú. Những trường hợp phải vào viện như thế này không phải là hiếm. Các bố mẹ nên hiểu rằng, trong sữa mẹ đã cung cấp đủ cho bé lượng nước cần thiết. Dù trời nóng hay lưỡi con bị trắng thì cũng không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước.