Nguyên nhân gây ra cảm giác đói đối với những người có lượng đường trong máu cao là do cơ thể tiết ra insulin tương đối thiếu, lượng đường trong máu tuy cao nhưng không kịp cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể, khiến cho năng lượng của tế bào không đủ. Tín hiệu kích thích thiếu đường liên tục được gửi đến não, để não gửi chỉ thị về nhu cầu đường và tạo ra tín hiệu "đói".
Ngoài ra còn có một tình trạng thường phát triển là ăn nhanh, và phần lớn thức ăn ăn vào là lương thực chủ yếu nên thức ăn được tiêu hóa nhanh, sau khi tiêu hóa rất dễ có cảm giác đói. Vậy những người bị bệnh tiểu đường có thể cải thiện cảm giác đói cồn cào trong cuộc sống hàng ngày như thế nào? Hãy chú ý những cách dưới đây để giúp người bị tiểu đường giải tỏa cơn đói tốt nhất.
1. Điều chỉnh tốc độ và thứ tự ăn uống
Những người bị bệnh tiểu đường chú ý không nên ăn quá nhanh, đồng thời còn phải chú ý đến việc phân bổ các loại thực phẩm một cách hợp lý, cố gắng ưu tiên ăn thực phẩm giàu chất xơ, sau đó mới ăn thịt, các sản phẩm từ đậu… cuối cùng ăn cơm và các lương thực chính khác.
Bên cạnh đó, dù bất kỳ tình trạng thể chất như thế nào, ăn uống quá nhiều đều không thích hợp. Chú ý giảm tốc độ ăn, nhai chậm, điều này cũng giúp kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn, tăng cường cảm giác no và cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Ăn từng phần nhỏ
Những bệnh nhân bị tiểu đường nên tập thói quen ăn thành nhiều phần nhỏ để tránh ăn quá nhiều hoặc quá nhanh mà bản thân cũng không hay biết. Dùng bát, đĩa nhỏ để đựng thức ăn hoặc có thể dùng đĩa ăn. Bạn nên chú ý kiểm soát lượng tiêu thụ hàng ngày đối với từng loại thực phẩm, thả lỏng tinh thần, ăn uống tự nhiên, không nên đặt nặng vấn đề ăn uống đối với bản thân.
3. Ăn kèm với protein
Trong chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân bị tiểu đường nên chú ý đến sự kết hợp hợp lý giữa các loại thực phẩm như tinh bột nên ăn cùng với thức ăn giàu protein và vitamin, thức ăn giàu protein bao gồm thịt, tôm, cá, các sản phẩm từ đỗ… chất xơ bao gồm các loại thực phẩm tươi, rau và trái cây. Việc làm này sẽ kéo dài thời gian làm rỗng đường tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thụ glucose, đồng thời giúp kiểm soát ổn định lượng đường trong máu.
4. Chia nhỏ bữa ăn
Nếu nhanh đói, bạn cũng có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày, mỗi bữa ăn ít hơn trước một chút để cảm giác thèm ăn nhỏ lại. Bạn có thể ăn một bữa thành hai bữa, chẳng hạn bố trí thêm các bữa phụ vào khoảng thời gian từ 10h sáng đến 3-4h chiều là rất tốt. Đối với người bị tiểu đường thường xuyên có triệu chứng đói bụng bất thường nên ăn với số lượng ít và thành nhiều bữa mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống một chút nước trước khi ăn, điều này sẽ giúp giải tỏa cơn đói ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, về mặt ăn uống, chúng ta cố gắng điều chỉnh cơ cấu khẩu phần, tốc độ ăn và phương pháp ăn, từng bước cải thiện thói quen ăn uống đúng giờ giúp cải thiện tình trạng hay đói bụng bất thường. Tất nhiên, cảm giác đói bất thường cũng cho thấy việc kiểm soát đường huyết chưa ổn định. Vì vậy, mỗi người cần chú ý hơn đến việc theo dõi đường huyết và kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, những triệu chứng bất thường này sẽ dần được cải thiện.
Tác giả: Minh Hằng
-
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ngừng ăn đường?
-
3 điều kiêng kỵ "hại nhiều hơn lợi" nhiều người vẫn hiểu sai mà mắc phải
-
Bánh chưng - "thuốc bổ thượng hạng" nhưng lại là đại kỵ với 4 nhóm người này
-
Kết hợp loại quả này với mật ong vừa giúp giảm cân lại ngừa tiểu đường
-
3 nhóm người không nên ăn khoai tây nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn