Bị những bệnh này chỉ cần dùng hoa sữa là khỏi

( PHUNUTODAY ) - Hoa sữa rất phổ biến ở Việt Nam nhưng ít ai biết công dụng chữa bệnh thần kỳ của chúng.

Từ hàng nghìn năm trước đây, thảo dược đã được biết đến như những phương thuốc kỳ diệu giúp con người vượt qua bệnh tật. Trong đó, hoa sữa, một loại cây khá phổ biến ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới, được nhiều nhà khoa học quan tâm, chú ý. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm khám phá những tác dụng của hoa sữa với sức khỏe con người.

Cây hoa sữa có tên khoa học là Alstonia Scholaris thuộc họ Aponyaceae, có nhiều ở khu vực châu Á Thái Bình Dương như Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Trung Quốc, Malaysia, Australia…

Tại Việt Nam, hoa sữa còn có tên gọi khác là mùa cua, mò cua, mồng cua. Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, hoa sữa được trồng vừa lấy hương thơm và tạo bóng mát. Loài cây này cũng đi vào trong thơ ca như là điểm nhấn, nét đặc trưng của Hà Nội. Ít ai biết, hoa sữa có tác dụng tích cực với sức khỏe con người.

Chống lại sự phát triển của ung thư, giảm đau

Hoa sữa có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Ngoài ra, nó còn bảo vệ tế bào gan, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, giảm đau, chống loét đường tiêu hóa, chống oxy hóa (antioxidant), điều hòa miễn dịch, chống hen, điều trị viêm phế quản. Bởi lẽ, chúng có tác dụng giãn phế quản, chống dị ứng, làm dịu các tổn thương trên da và giảm các triệu chứng dị ứng trên da.

Ngoài các tác dụng trên thì vỏ cây hoa sữa còn có tác dụng chữa đau răng, chống lở loét bằng cách sắc thật đặc lấy nước để uống. Với những bệnh nhân bị nôn mửa thiếu máu do hóa trị liệu thì dùng 20g lá cây đã sao vàng sắc lấy nước để uống. Tác dụng của cây hoa sữa trong phòng và chữa bệnh là vô cùng đa dạng và cần được tiếp tục nghiên cứu.

Tăng tiết sữa

Hoa sữa còn có tác dụng kích thích ăn uống và làm tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú. Ấn Độ còn sử dụng hoa sữa trong thành phần của thuốc đánh răng vì tác dụng sát khuẩn.

Trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

Nước sắc vỏ cây sữa có tác dụng điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt.

Nước sắc vỏ cây có tác dụng điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt. Nước sắc lá cây được dùng để trị bệnh beribri (bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1).

Nguy cơ dị ứng, nhiễm độc

Mặc dù có nhiều công dụng có lợi đối với sức khỏe con người, nhưng hoa sữa cũng có tác dụng phụ. Loại hoa này có thể gây dị ứng với một số người. Phấn hoa có thể gây tình trạng khó chịu và khởi phát cơn hen ở những người dị ứng với phấn hoa. Để tránh dị ứng, những đối tượng có nguy cơ cần tránh hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc hoặc ở gần với phấn hoa sữa. Có thể mang khẩu trang, sử dụng áo choàng che kín các vùng da hở, hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết trong thời gian hoa sữa nở.

Hoa và quả của cây có nhiều lông, có thể phát tán trong không khí, dễ gây dị ứng, viêm xoang và các bệnh về đường hô hấp. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ ngứa, nổi mụn nhiều hơn. Phấn hoa sữa dễ làm người già, trẻ nhỏ viêm mũi dị ứng, viêm phế quản. Những người có tiền sử hen suyễn, viêm xoang thì càng bị dai dẳng hơn.

Các chế phẩm từ cây hoa sữa với nồng độ và liều lượng phù hợp thì có lợi cho sức khỏe nhưng khi lạm dung thì có thể gây nên độc tính. Đã có các tài liệu nói về độc tính của cây hoa sữa trên động vật thực nghiệm, chưa thấy trên người. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc ở người không phải không thể xảy ra.

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh