“Chế độ ăn của người tiểu đường cần giống người bình thường”
Để trả lời câu hỏi này thì Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Cố vấn chuyên môn tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome có chia sẻ rằng: “Chế độ ăn cho người tiểu đường cần giống như người bình thường, chỉ có cách ăn và thực phẩm cần khác để đường máu không tăng quá nhanh. Việc dùng gạo lứt hay khoai là một trong những biện pháp cung cấp đủ bột đường nhưng không làm đường huyết tăng quá nhanh, ít đường và nhiều chất xơ hơn. Do đó, các chất được hấp thu từ từ, từ ruột vào trong máu và không làm tăng đường huyết đột ngột. Người bệnh nên duy trì giải pháp đó”.
Tuy nhiên,theo Tiến sĩ Yến Phi, phương pháp này khá dễ ngán và nếu nấu gạo lứt không đủ mềm có thể ảnh hưởng tới dạ dày, ruột. Vì vậy, chúng ta nên kết hợp nhiều biện pháp khác nhau thay vì chỉ sử dụng khoai và gạo lứt.
Cụ thể: Người bệnh nên ăn nhiều bữa trong ngày. Các bữa ăn gần thời gian uống thuốc là bữa chính, còn lại là bữa phụ, khẩu phần nhỏ hơn. Nếu mỗi bữa ăn ít, đường trong máu sẽ không bị tăng vọt, đường từ máu vào tế bào sẽ đi từ từ. Chúng ta có thể ăn 6 bữa mỗi ngày và chia đều khẩu phần.
Về lượng chất bột đường trong mỗi bữa, thì Tiến sĩ Yến Phi chia sẻ: Vì vốn trong gạo lứt và khoai lang có chất xơ nên nếu trong bữa ăn gạo trắng, người bệnh chỉ cần tăng lượng chất xơ lên. Như vậy, chất bột đường trong gạo trắng sẽ hấp thu chậm hơn. Như vậy, người bệnh cần chú trọng ăn nhiều chất xơ từ rau củ và các loại trái cây không ngọt hay các loại chất xơ không hòa tan như hạt é, hạt chia...
Ngoài ra, thì người bệnh cần lưu ý giảm các loại thực phẩm chứa tinh bột nhưng không có chất xơ, như miến chẳng hạn. Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn loại thực phẩm này vì nó là chất bột đã được bóc tách hết chất xơ ra, khiến chỉ số đường huyết tăng cao nếu ăn. Người bệnh cũng không nên ăn các loại bánh bột lọc, bột năng, bột bắp hay sắn dây hoặc nếu sử dụng, cũng cần kèm theo rất nhiều chất xơ nha mọi người.
Giảm đường trong khẩu phần ăn của người tiểu đường là sai
Một trong số những ngộ nhận của bệnh nhân đái tháo đường đó là khi thấy đường trong máu tăng lên, họ sẽ giảm đường trong khẩu phần ăn. Phương pháp này xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 và đã được chứng minh là sai bởi tế bào của người mắc bệnh tiểu đường vẫn cần đường giống như người khỏe mạnh, tuy nhiên, cơ chế đưa đường từ máu vào tế bào kém hơn nha mọi người.
Tiến sĩ Yến Phi đưa ra lưu ý như sau: Đối với khoai lang, người bệnh cần dựa theo mức tải đường của cơ thể để xác định lượng khoai có thể thu nạp. Thường thì, người mắc tiểu đường không nên ăn quá hai khẩu phần khoai (khoảng 150 gram) mỗi bữa. Về cách chế biến, chúng ta cần chú ý đến chế độ GI. Theo đó, việc luộc khoai (hơi nhão nước) sẽ giúp đường huyết tăng chậm hơn là nướng, vì nướng sẽ làm bốc hơi hết nước nha mọi người.
Ngoài ra, khi ăn trái cây có vị ngọt ngay lập tức (chứa đường đơn), chúng ta cần sử dụng hạn chế bởi chúng làm đường huyết tăng vọt. Chính vì thế, người bệnh không nên ăn quá 80 gram mỗi bữa và một ngày không ăn quá ba lần nha. Trong ba bữa này, tiến sĩ khuyến cáo ăn hai bữa ngọt, một bữa nhạt, không nên sử dụng trái cây ngọt cho cả một ngày với người bệnh tiểu đường.
Một lưu ý nữa mà Tiến sĩ Yến Phi đưa ra đó là: Chúng ta không nên nhầm lẫn việc trái cây chua sẽ ít đường. Thực tế thì axit trong các loại quả họ cam gây nên vị chua lớn, át đi vị ngọt của nó mà thôi. Ví dụ, giữa cam và thanh long, Tiến sĩ Yến Phi khuyến khích người tiểu đường nên ăn thanh long sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh có thể điều chỉnh tốt lượng đường huyết, duy trì cân nặng, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Chế độ ăn đa dạng cho người tiểu đường:
Người bệnh tiểu đường, bữa ăn phải có đầy đủ các chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo sức khỏe của người bệnh. Nhìn chung, người bệnh nên chọn và ăn nhiều thực phẩm ít làm tăng đường huyết, nhiều chất xơ như: rau xanh, hoa quả ít ngọt như: táo, bưởi, ổi... bổ sung thêm thịt, cá, sữa, với lượng vừa phải. Lượng thức ăn phải tùy theo cân nặng và mức độ hoạt động thể lực của người bệnh. Một bữa ăn hỗn hợp gồm chất bột đường và nhiều chất xơ có tác dụng làm hạn chế tăng đường huyết sau ăn.
- Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no.
- Nên duy trì ổn định 3 bữa ăn chính trong ngày và bổ sung đầy đủ các vitamin và muối khoáng.
Đối với những người quá cân, béo phì nên giảm ăn và tăng cường tập thể dục để giảm cân. Tuy nhiên, nên giảm cân từ từ, không nên giảm cân quá nhanh, đột ngột. Đối với người gầy thì nên ăn thêm 1-2 bữa phụ để tăng cân, lượng thức ăn cũng vừa phải, có thể tăng cường thêm chất đạm hoặc chất béo.
Một số loại thức ăn mà người bệnh đái tháo đường nên tránh:
- Hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết như: bánh kẹo ngọt, nước giải khát có đường, bánh mì, nhãn, vải, mít...
- Các loại protein có hại như các loại thịt đóng hộp, các loại thức ăn chế biến sẵn giàu đạm, muối và đường. Tương tự với các loại trái cây đóng hộp cũng là thức ăn mà người bệnh tiểu đường nên tuyệt đối tránh.
- Các loại thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên hay thịt xông khói cũng khiến đường huyết của người bệnh không ổn định trong mức an toàn.
- Hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, các sản phẩm chế biến từ động vật (giò, chả, đồ ăn nhanh) vì những chất béo này làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch không tốt cho sức khỏe. Người bệnh nên thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, ăn nhiều cá vì đây là nguồn cung cấp các chất béo tốt cho cơ thể.
- Hạn chế uống rượu, bia và giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
10 "siêu" thực phẩm giúp chị em 'trẻ mãi không già' sau 30 tuổi nên ăn nhiều
-
Ăn một trái bơ mỗi ngày, cơ thể nhận ngay 8 tác dụng quý
-
5 thực phẩm càng ăn vào càng khiến tóc rụng cả nắm, dừng sớm nếu không muốn "hói đầu"
-
4 tác nhân gây hại tim, gan, dạ dày, thực quản tiềm ẩn trong chính thực phẩm người Việt ăn hàng ngày
-
4 thực phẩm giúp vợ tỏa hương thơm ngát khi 'yêu', chồng hít hà mãi không thôi