Sau một thời gian sử dụng, nếu không vệ sinh, bồn cầu rất dễ bị ố vàng hoặc bám các cặn đen. Ngoài ra, do nguồn nước và thói quen đổ thức ăn thừa vào bồn cầu cũng khiến nơi này bị bám cặn bẩn.
Các cặn bẩn này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn không tốt cho sức khỏe của người dùng. Nó là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Ngoài việc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh bồn cầu, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu khác có sẵn trong nhà để loại bỏ các vết bẩn này.
Tẩy vết ố vàng trên bồn cầu bằng nước sôi
Bạn hãy đổ nước sôi và phun dung dịch tẩy rửa lên thành bồn cầu để chúng chảy xuống khắp bồn cầu. Để nguyên như vậy trong vòng 15 phút (hoặc làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm dung dịch tẩy rửa).
Sau đó, dùng bàn chải để cọ sạch các vết bẩn bám trên bề mặt bồn cầu. Hãy cọ hết các ngóc ngách trên bồn cầu, đừng quên cọ cả phần nắp bồn cầu.
Cuối cùng, xả nước cho các chất bẩn trôi đi.
Việc sử dụng nước nóng sẽ giúp các vết bẩn bong ra dễ dàng hơn, đồng thời giúp diệt vi khuẩn, loại bỏ mùi hôi. Nước nóng cũng giúp giảm tắc nghẽn bồn cầu. Nhiệt độ cao của nước có thể khiến các chất thải bị phân rã nhanh hơn và dễ dàng đẩy nó xuống cống.
Bạn cũng có thể kết hợp nước nóng với các viên tẩy trắng bồn cầu bán sẵn trên thị trường.
Sử dụng muối và baking soda
Bạn hãy chuẩn bị một ít muối trắng, baking soda. Cho hai thứ này vào hộp vào trộn đều.
Trước khi vệ sinh bồn cầu, bạn hãy dùng vòi hoa sen trong nhà tắm xả nước xung quanh bồn cầu để làm ướt buồn cầu. Việc này giúp hỗn hợp muối bám lên bề mặt bồn cầu dễ dàng hơn.
Sau đó, rắc hỗn hợp muối đã chuẩn bị lên khắp bề mặt bồn. Để nguyên như vậy khoảng 10 phút.
Tiếp theo, hãy dùng bàn chải để cọ rửa bồn cầu. Muối trắng sẽ làm tăng ma sát, giúp việc loại bỏ các vết bẩn diễn ra hiệu quả hơn.
Sau khi cọ rửa, bạn chỉ cần xả nước là được.
Nếu còn vết bẩn, bạn có thể lặp lại các thao tác trên thêm một lần nữa.
Sử dụng giấm và baking soda
Để tăng hiệu quả làm sạch, bạn hãy dùng baking soda và giấm.
Hãy đun giấm cho ấm lên (khoảng 40 độ) rồi trộn với baking soda hoặc i-ốt. Với 200ml giấm, hãy dùng 3 thìa cà phê baking soda. Nếu sử dụng i-ốt, hãy trộn theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, đổ hỗn hợp này lên khắp bề mặt bồn cầu và để nguyên như vậy vài giờ. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn có thể làm việc này vào buổi tối trước khi đi ngủ và ngâm hỗn hợp này trong bồn cầu qua đêm.
Sau đó, dùng bàn chải cọ sạch các cặn bẩn trên bề mặt bồn cầu và xả nước là được.
Giấm sẽ làm tan các cặn vôi, vết gỉ kim loại bám trong bồn cầu. Nó cũng giúp khử mùi hôi và tiêu diệt các loại vi khuẩn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Đũa lâu ngày mốc meo, vi khuẩn còn nhiều hơn cả "giẻ lau"? Rắc thứ này lên đũa sạch bong, khử trùng hiệu quả
-
Đặt điện thoại xuống bàn vì sao nên úp màn hình xuống: Biết lý do rồi không ai muốn làm ngược lại
-
Rán loại cá nào cũng đừng cho ngay vào chảo, thêm 2 bước này cá giòn ngon, không dính chảo
-
Lý do phải bật đèn nhà vệ sinh khi ngủ qua đêm trong khách sạn: Sự thật bất ngờ, nhiều người chưa biết
-
Vì sao khi nhận phòng khách sạn nên đặt vali vào nhà tắm: Lý do quan trọng ai không biết quá lãng phí