Đũa là một vật dụng thiết yếu trong mỗi bữa ăn gia đình Việt. Trong đó đũa gỗ là loại đũa phổ biến bởi giá thành rẻ và dễ dùng hơn so với đũa kim loại. Tuy nhiên, nếu sử dụng đũa trong thời gian dài có thể sản sinh ra những độc tố gây hại tới sức khỏe thành viên trong gia đình. Khi đũa lâu ngày mốc meo, vi khuẩn còn nhiều hơn cả 'giẻ lau'. Khi đó vệ sinh đũa, thi thoảng hãy rắc một ít chất này sẽ giúp làm sạch và khử trùng, đảm bảo sức khoẻ gia đình.
Tác hại khi dùng đũa mốc
Đũa gỗ rất dễ sản sinh nấm mốc trong thời tiết ẩm ướt. Khi đũa bị mốc, chất độc aflatoxin được sinh ra. Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus. Bản thân đũa gỗ không chứa Aspergillus. Nhưng trong quá sinh sử dụng, đũa không được vệ sinh sạch sẽ và còn sót lại thực phẩm cộng với điều kiện ẩm thấp trong nhà bếp khiến đũa bị mốc và sinh ra chất độc. Hơn nữa, nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ chất aflatoxin này.
Chất này có thể gây ung thư cho cơ thể con người, đặc biệt là bệnh ung thư gan và sẽ gặp các triệu ứng như: nôn ói, sưng phổi, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong do não và tim bị phù.
Ngoài ra, đũa gỗ sử dụng lâu ngày sẽ có những đường nứt. Vi khuẩn, bụi bẩn có thể tích tụ ở đó và rất khó để làm sạch. Dù chúng ta có vệ sinh hàng ngày nhưng các chất tẩy rửa thông thường chỉ có tác dụng tẩy uế chứ không có tác dụng diệt khuẩn nên đũa rất dễ sinh sôi và tích tụ vi khuẩn, vi khuẩn còn nhiều hơn cả “giẻ lau”. Nếu bạn tiếp tục sử dụng những chiếc đũa như vậy, nó có thể gây hại cho cơ thể chúng ta.
Cách làm sạch đũa hiệu quả
Đũa sử dụng lâu rất có hại cho sức khoẻ con người, vì vậy chúng ta phải tiến hành làm sạch sâu đũa thường xuyên. Có nhiều cách làm sạch nhưng đơn giản và hiệu quả nhất phải kể đến baking soda. Chỉ cần rắc một ít bột này sẽ giúp làm sạch và khử trùng đũa rất hiệu quả.
Hỗn hợp bao gồm baking soda, giấm trắng và muối ăn có tính khử trùng, làm sạch rất mạnh. Chúng ta có thể chuẩn bị trước một chậu nước ấm, cho đũa vào, sau đó cho lần lượt ba chất trên vào, khuấy đều và ngâm đũa trong vòng 10 phút.
Hết thời gian, bạn dùng tay chà rửa như bình thường để các vết bẩn và vi khuẩn được loại bỏ hiệu quả. Phương pháp này thực ra rất mạnh mẽ, nếu muốn làm sạch sâu hơn, bạn có thể đặt lên nồi hấp, dùng nhiệt độ cao của hơi nước để khử trùng mạnh, cuối cùng là làm sạch bằng nước.
Những chú ý sử dụng đũa gỗ đúng cách an toàn
+ Rửa đũa gỗ ngay sau khi sử dụng
Đũa gỗ có nguyên liệu từ tự nhiên dễ bị ẩm do đó nếu tiếp xúc với thức ăn quá lâu mà gặp thời tiết nồm sẽ nhanh chóng sản sinh ra vi khuẩn và nấm mốc. Để nhận biết đũa gỗ bị mốc, bạn có thể kiểm tra trên thân. Nếu xuất hiện các chấm đen hoặc có vị chua rõ rệt chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn, bị nấm mốc. Do đó, ngay sau khi ăn xong bạn cần rửa sạch, tránh để ngâm nước quá lâu hoặc qua đêm.
+ Thay đũa định kỳ
Nhiều gia đình sử dụng đũa quanh năm mà không có ý định thay bởi vì không có nhu cầu hoặc vẫn dùng rất tốt. Mặc dù vẫn áp dụng cách làm sạch đũa gỗ bị mốc một cách thường xuyên trong năm, song đũa sau khoảng 3-6 tháng vẫn nên thay một lần để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Ngoài ra, nếu đũa chuyển sang màu đậm dần hoặc nhạt dần dù đang sử dụng tốt hàng ngày thì vẫn nên đổi mới bởi vì sau một thời gian sử dụng mức độ an toàn của vật dụng này đã giảm.
+ Khử trùng thường xuyên
Cách làm sạch đũa gỗ bị mốc một cách triệt để nhất chính là khử trùng thường xuyên với các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong bếp. Với muối bạn có thể pha với nước sau đó bỏ tất cả đũa vào nồi đun sôi cùng trong vòng 5 phút. Sau đó lấy ra dùng khăn khô lau sạch và để phơi dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một ngày để bên trong khô hoàn toàn.
Bên cạnh đó, nếu không thích đun sôi, bạn cũng có thể dùng cách làm sạch đũa gỗ bị mốc với baking soda. Baking soda có tính khử khuẩn cao và an toàn cho cả gia đình. Bạn chỉ cần trộn hỗn hợp baking soda và nước cốt chanh với nhau sau đó thoa đều lên đũa gỗ và các dụng cụ bằng gỗ trong gia đình. Phơi nắng trong nửa tiếng, rửa lại với nước nóng và để ráo nước là xong.