Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh thường gặp khi chuyển giao giữa hai mùa. Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9...
Tuy nhiên, hiện nay miền Bắc đang ở giữa mùa hè, thời tiết nắng nóng nhưng các ca cúm A vẫn tăng nhanh khiến nhiều người lo lắng.
Lý do khiến cúm A bùng lên "trái mùa"
Theo Trí thức trẻ, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết sau đợt dịch Covid-19 nhiều nhóm bệnh khác nhau bắt đầu quay lại, trong đó có bệnh cúm.
Trước đây, mọi người hay gọi cúm A là cúm mùa, tức là đến mùa thì bệnh xuất hiện. Theo lý thuyết, cúm A thường gặp vào mùa đông còn hiện nay miền Bắc đang rất nóng những vẫn có nhiều người mắc cúm A.
Nguyên nhân cho việc cúm A xuất hiện trái mùa có thể giải thích đơn giản như sau:
- Thứ nhất, cúm A là căn bệnh phổ biến. Thông thường những người bị bệnh về hô hấp khi được đường xét nghiệm thì có tới 30-40% là do virus cúm và cúm A.
- Thứ hai, sau một thời gian dài giãn cách, khả năng tiếp xúc của mọi người với virus cúm rất thấp. Đồng thời chúng ta không tiêm phòng nên miễn dịch của người bị cách ly, nhất là ở trẻ nhỏ bị giảm nhiều. Do đó, khi xã hội trở lại trạng thái bình thường, mọi người giao lưu nhiều hơn, trẻ đi học... kết hợp với khoảng trống miễn dịch do không tiêm phòng nên hiện tượng cúm xảy ra sớm hơn bình thường. Thậm chí, trẻ em còn bị nhiều bệnh khác như tay chân miệng, sốt siêu vi, tiêu chảy...
Sự khác biệt về triệu chứng cúm A giúp xác định cơ thể đã có miễn dịch hay chưa
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết cũng có sự khác biệt về triệu chứng cúm A giữa người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là ở việc cơ thể có một phần miễn dịch với virus cúm hay hoàn toàn không có miễn dịch.
Bác sĩ Khanh giải thích thêm nếu cơ thể đã có miễn dịch hoặc một phần miễn dịch (từ việc đã từng mắc cúm A hoặc đã tiêm phòng) thì bệnh khá nhẹ. Các biểu hiện giống như viêm đường hô hấp trên hoặc ho, sổ mũi thông thường. Tuy nhiên, họ có khả năng làm lây lan bệnh cho người khác.
Trong khi đó, những người không có miễn dịch thì có thể gặp các biểu hiện điển hình của bệnh cúm như sốt rất cao, đau đầu, đau nhức cơ thể kèm ho, sổ mũi. Thời gian nhiễm bệnh thường kéo dài từ 3-5 ngày. Nếu như có biến chứng thường sẽ nghiêm trọng hơn như viêm phổi, khó thở, viêm cơ tim, thậm chí ảnh hưởng tới nào.
Bác sĩ Khanh cho biết nhìn chung dấu hiệu của bệnh cúm A khá rõ ràng nhưng để có kết luận chính xác thì cần xét nghiệm và xác định nguồn lây.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hàng ngăm Việt Nam vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, số ca mắc này ghi nhận quanh năm và có xu hướng tăng vào thời điểm giao mùa (hè - thu, đông - xuân). Tuy nhiên, gần đây số ca nhập viện gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, trong đó phần lớn là các trường hợp mắc cúm A, không phải chủng có độc lực cao.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 thời điểm gội đầu rút ngắn tuổi thọ: Số 2 cực nguy hiểm, dễ gây đột quỵ
-
4 điểm chung thường thấy của những người phụ nữ trẻ mãi không già: Xinh đẹp cũng cần bí kíp
-
Bị bệnh tuyến giáp có cần kiêng ăn đậu nành: Chuyên gia giải đáp, hóa ra nhiều người nhầm lẫn bấy lâu nay
-
3 thói quen tai hại vào buổi tối, nhiều người trẻ vẫn bất chấp làm mỗi ngày
-
Top 10 thực phẩm dành cho người bị đau nhức xương khớp nhất định không thể bỏ qua