Vài ngày nay, cộng đồng mạng xã hội chia sẻ thông tin và hình về một bé trai có nhiều vết thâm tím ở mặt và đầu do bị giáo viên mầm non tát. Cùng với đó là hình ảnh một cô giáo trẻ đang có mặt tại trụ sở công an phường, bên cạnh là một bản tường trình liên quan đến hành động tát liên tục vào đầu và mặt đứa trẻ.
Tờ Trí thức trẻ đưa tin, sự việc trên diễn ra tại cơ sở mầm non Sóc Nhí, địa chỉ 63 phố Bùi Xương Trạch (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Chị N.T.K (dì ruột của cháu N.N.V 20 tháng tuổi) cho biết, thời gian vừa qua cháu V. có những biểu hiện bất thường. Đặc biệt là sau khi đi học về, mỗi khi thay quần áo là khóc thét, thường xuyên lườm và chỉ tay với những người trong nhà.
Mặc dù V. có biểu hiện bất thường nhưng gia đình không nghĩ rằng cháu bị cô giáo bạo hành mà cho đó là cháu thay đổi tâm lý.
Ngày 18/11, ông bà ngoại theo dõi cháu qua camera thì thấy cô giáo đút cho cháu ăn. Đến đoạn cháu bị trớ ra, cô Y. đã đưa cháu đi ra ngoài, rồi tiếp tục vào đút cho cháu khác, sau đó cô giáo Y. kéo cháu ra vào nhà vệ sinh.
Ngay lập tức bà ngoại cháu đến lớp học thì thấy tiếng cháu khóc thét trong nhà vệ sinh, chân tay co ro ngồi dưới sàn nhà và hai thái dương ửng đỏ. Bức xúc trước sự việc, bà ngoại cháu cùng người nhà đã yêu cầu giáo viên và những người liên quan lên công an phường trình báo.
Sáng 24/11, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Vân Anh – giáo viên phụ trách cơ sở mầm non này cho biết: “Sự việc trên là có thật, chúng tôi rất bất ngờ vì một cô giáo trẻ hiền lành, không thể hiểu tại sao lại hành động như vậy. Cô đã vi phạm quy chế của nhà trường, Cô giáo đó đã được học tâm lý trẻ nhỏ mà hành động như vậy là không thể chấp nhận được.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi chân thành gửi tới gia đình lời xin lỗi sâu sắc, chúng tôi sẽ tiếp tục cùng gia đình phối hợp và chăm sóc bé. Hiện tại tôi đã tạm đình chỉ cô giáo Y. để phối hợp với nhà trường giải quyết sự việc”, bà Vân Anh nói.
Nói về nguyên nhân, bà Vân Anh cho hay, theo camera của lớp thì không ghi nhận được sự việc xảy ra.
“Tuy nhiên thấy cháu khóc và có vết tím nên tôi hỏi cô giáo Y. là người trực tiếp trông cháu. Cô ấy nhận là đã đánh cháu tại nhà vệ sinh. Cô cũng cho biết do nóng nảy vì thấy cháu nôn trớ khi ăn. Sau đó, bà của cháu cũng đã đến lớp.
Tôi muốn đưa ngay cháu đi kiểm tra sức khỏe lúc đó, nhưng gia đình quyết định yêu cầu tất cả cùng ra công an phường. Sau đó chúng tôi đã đưa cháu đi khám bác sĩ. Theo kết quả cháu chỉ bị thương nhẹ phần mềm. Tuy nhiên, theo quy định thì phải theo dõi 72 tiếng và hiện cháu đã về nhà" , bà Vân Anh nói.
Theo chủ cơ sở mầm non, lớp học của bé V. có 7 cháu với 2 cô giáo chăm sóc. Cô giáo Y. thử việc tại cơ sở này từ ngày 25/9 và mới được ký hợp đồng chính thức sau đó 1 tháng.
Liên quan đến vụ việc, bà Nguyễn Thị Hà Phương – Phó chủ tịch UBND phường Khương Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Phía UBND phường đã nhận được thông tin sự việc và đã thành lập tổ kiểm tra xuống ngay cơ sở mầm non Sóc Nhí yêu cầu chủ lớp và cô P.T.Y.(người có hành động bạo hành cháu N.N.V) viết tường trình và báo cáo rõ sự việc.
Chúng tôi đang tiếp tục giải quyết.
Trước đó một vụ việc tương tự cũng xảy ra vào ngày 15/6, do một cư dân của tòa nhà CT6, Khu đô thị Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) ghi được cảnh giáo viên bạo hành trẻ trong giờ ăn.
Vụ việc được xác định xảy ra tại phòng 419 - CT6 Khu đô thị Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Cơ sở mầm non tên Tuổi Hoa do bà Vân Anh (quê ở Quảng Ninh)làm chủ. Người trực tiếp có hành vi tát xối xả vào mặt bé trai 3 tuổi do bị nôn trớ chính là bà chủ. Ngay sau đó cơ sở này đã bị dừng hoạt động.
Cách nhận biết con bị bạo hành ở nhà trẻ
Thật sự để bảo vệ con, các mẹ phải TINH Ý khi gửi khúc ruột của mình. Nếu đứa bé có những dấu hiệu sau phải thật cảnh giác để đứa con bé bỏng của mình khỏi phải ám ảnh trong từng muỗng cơm, giấc ngủ:
DẤU HIỆU TÂM LÍ
* Biểu hiện 1: Bé luôn gào khóc không muốn vào lớp dù đã qua tuần lễ làm quen đầu tiên. Bé lớn hơn có thể thường xuyên mếu máo bảo "con không muốn tới trường!".
* Biểu hiện 2: Bé thể hiện sự sợ hãi khi thấy cô giáo. Không nhìn thấy cô thì có thể im nhưng hễ thấy cô là bé hốt hoảng hay kêu khóc.
* Biểu hiện 3: Bé lầm lì, nhút nhát, hay sợ sệt hoặc ngược lại, dễ cáu, dễ thét, dễ bùng nổ cảm xúc.
* Biểu hiện 4: Bé thấy cơm là sợ hãi. Hoặc ở nhà thì ăn nhưng vào lớp hay bị cô méc là bé biếng ăn, bé hất cơm.
* Biểu hiện 5: Bé hay gặp ác mộng, thường xuyên giật mình nửa đêm rồi ngồi khóc.
DẤU HIỆU SINH LÍ
Bé có vết bầm trên người, vết xước, đầu bị u (nên xoa đầu trẻ hỏi trẻ có đau không?)
* Nếu trẻ lớp chồi hay lớp lá đã biết nói, nên thường xuyên tập cho trẻ kể chuyện ở lớp, ở trường.
* Nếu trẻ còn quá bé, không biết nói, cha mẹ nên thỉnh thoảng đột xuất ghé thăm con (giữa giờ nghỉ trưa, thậm chí giữa giờ làm việc, giữa giờ ăn) với lí do đem sữa/thuốc/đồ thay cho bé.
Quan sát biểu hiện của bé (đứa cháu nhỏ) trước khi đến lớp xem bé có hoảng sợ hay gào khóc không.Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự vệ. Trong khi chờ đợi cơ quan quản lí giáo dục kiểm soát được các cơ sở mầm non đặc biệt là mầm non tư thục, trong khi chờ đợi chính quyền địa phương và pháp luật vươn bàn tay nghiêm minh, cha mẹ hãy tìm cách tự bảo vệ con mình trước!".
Tác giả: Vân Tiên
-
Thêm một cô gái xinh đẹp mất tích bí ẩn khi đi ăn cưới bạn
-
Bé gái 12 tuổi bụng to bất thường như mang thai, bố mẹ ngã ngửa khi biết sự thật khủng khiếp
-
El Nino là gì?, Nấu canh cua với rau gì?... 2 câu hỏi nhiều người không biết - đừng cười người khác
-
Xử phạt xe không chính chủ: Lệ phí sang tên khi chủ cũ đã chết hoặc mất tích là bao nhiêu?
-
Bắt cóc trắng trợn: 2 đối tượng lạ mặt phi thẳng vào nhà bắt cóc cháu bé 3 tháng tuổi