Các cụ bảo: ''Canh ba chớ tham dục'', vế sau quan trọng hơn, đó là gì?

( PHUNUTODAY ) - Một trong những kinh nghiệm được các cụ đúc kết: ''Canh ba chớ tham dục'', nửa câu sau quan trọng hơn nhưng ít người làm được.

Người xưa đúc kết những kinh nghiệm qua thực tiễn cuộc sống thành những câu ca dao, tục ngữ hay những lời văn vần dễ nhớ, dễ thuộc truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những kinh nghiệm được các cụ đúc kết: ''Canh ba chớ tham dục'', nửa câu sau quan trọng hơn nhưng ít người làm được.

Cách tính giờ theo Canh vào buổi đêm

Ông cha ta thời trước trong đó một ngày cũng gồm 24 tiếng, chia thành 6 cặp âm dương, tương ứng với tên của 12 con vật. Ngoài ra, người xưa còn chia ra ngày dài 14 tiếng và đêm dài 10 tiếng, trong đó quy định đêm năm canh, ngày sáu khắc.

Giờ canh được áp dụng cho buổi đêm, với mỗi Canh tương ứng bằng 2 giờ Dương lịch từ 19 giờ đến 5 giờ sáng, chia làm 5 canh như sau:

-Canh 1 tương ứng giờ Tuất: Từ 19 giờ tôi đến 21 giờ.

-Canh 2 tương ứng giờ Hợi: Từ 21 giờ đến 23 giờ đêm.

-Canh 3 tương ứng giờ Tý: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.

-Canh 4 tương ứng giờ Sửu: Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.

-Canh 5 tương ứng giờ Dần: Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng.

''Canh ba chớ tham dục''

“Canh ba chớ tham dục” hay “Canh ba chớ tham nữ sắc” là một lời khuyên chân thành dành cho nam giới và phụ nữ.

"Canh ba'' vào thời xưa thì được xem là khoảng thời gian từ 11 giờ tối đến 1h sáng. Dưới góc độ của Trung y thì khoảng thời gian này dùng để ngủ, cũng là khoảng thời gian mà cơ quan nội tạng tiến hành điều tiết và phục hồi thải độc. Thế nên thời gian này nếu con người chưa chịu nghỉ ngơi mà làm một số việc vợ chồng sẽ cản trở việc thải độc gan. Việc không tiết chế trong thời gian dài còn khiến cho thận bị áp lực, tổn hại đến sức khỏe của thận. Khi đó sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng và tuổi thọ vì thế cũng rút ngắn.

“Canh một chớ tham ăn”

Nửa vế sau cũng liên quan đến sức khỏe chính là “Canh một chớ tham ăn”, hay còn gọi là ''không ăn vào canh một'', cũng là một kinh nghiệm sức khỏe được đúc kết từ cổ nhân.

''Canh một'' vào thời xưa chính là khoảng thời gian từ 7h giờ đến 9h tối. Câu nói này khiến nhiều người thời nay khó lý giải, vì đây chính là thời điểm mà nhiều người tan làm và về nhà ăn cơm. Nhưng nếu theo cách nói người xưa thì chúng ta sẽ phải nhịn đói, vậy tại sao cổ nhân lại khuyên vậy?

Nếp sinh hoạt của người xưa khác với thời nay, người xưa đều làm việc theo quy luật lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn. Đối với người xưa mà nói, 9 giờ tối là thời gian để ngủ, và 5 giờ sáng thì phải thức dậy đi làm rồi. Vì vậy trong khoảng thời gian này mà ăn cơm tối, cũng giống như việc chúng ta sau khi ăn cơm đêm xong sẽ lập tức đi ngủ, không những không tốt cho hệ tiêu hóa, mà thời gian dài sẽ dẫn đến việc bị viêm dạ dày nghiêm trọng, thậm chí là đổ bệnh.

Người xưa còn có thói quen không ăn cơm quá trưa, thậm chí còn có lệnh cấm ăn vào giờ giới nghiêm. Bởi vậy nên cổ nhân thường chỉ ăn hai bữa sáng và bữa trưa, còn tối thì không. Điều này cũng là một đạo lý có tính nhất định, vì buổi tối chính là thời gian cho cơ quan nội tạng được nghỉ ngơi, như thế mới có tinh thần cho một ngày mới. Đó cũng là lý do mà buổi tối không nên để tiêu hóa quá nhiều, khiến nội tạng trong cơ thể tăng thêm áp lực.

Đương nhiên quy luật ăn ngủ này đã không còn phù hợp với thời nay bởi con người luôn sống trong trạng thái bận rộn. Tuy nhiên, quy luật về chăm sóc sức khỏe và thói quen sống lành mạnh vẫn vô cùng cần thiết.

Tác giả: Vũ Thêm