Theo quan niệm dân gian thì mỗi người đều trải qua những tuổi hạn nhất định, vào năm đó con người sẽ gặp những chuyện không hay, thiệt hại tài sản, thậm chí có thể mất mạng. Trong thực tế thì bất cứ thời gian nào trong cuộc đời đều có thể gặp vận hạn, nhưng con người theo đạo Phật xem hai tuổi 49, 53 là “tuổi hạn” nặng nhất trong cuộc đời mỗi người nên được người đời nhắc tới thường xuyên như một câu cửa miệng “49 chưa qua, 53 đã tới”.
1. Ý nghĩa câu nói “49 chưa qua, 53 đã tới”
“49 chưa qua, 53 đã tới” là câu nói ám chỉ tuổi hạn của mỗi người. Tức là vào năm 49 tuổi, con người sẽ gặp điều xui xẻo, vận xấu, thậm chí nguy hiểm tới cả tính mạng. Hậu quả tuổi 49 chưa qua hết, thì lại đến năm 53 tuổi, vận hạn cũng không kém gì so với năm 49 tuổi.
Từ xưa tới nay hễ nghe đến tuổi hạn là nhiều người nghĩ tới những điều xấu, không may đến với mình. Thực tế theo từ điển Hán Việt thì "hạn" là vùng đất nguy hiểm, ranh giới, phạm vi quy định, kỳ hạn quy định, ngưỡng cửa... Tuổi hạn cũng chỉ là để đánh dấu sự kết thúc của một quá trình này nhưng có thể lại là mở đầu của một quá trình khác. Nó không có toàn tốt hoặc toàn xấu mà thường xen kẽ theo kiểu trong rủi có may.
Có nhiều cách giải thích vì sao tuổi 49, 53 chúng ta gặp rủi ro nhiều hơn, khó khăn chồng chất khó khăn. Dưới đây là một số lý giải thường gặp nhất về 2 tuổi hạn này.
2. Cách lý giải câu nói "49 chưa qua 53 đã tới" theo dân gian
Theo quan niệm dân gian, tuổi hạn này có rất nhiều cơ sở để giải thích.
Cách lý giải thứ nhất:
+ Khi cộng dồn số 49 ta thấy: 4 + 9 = 13 và 1 + 3 = 4, tương ứng với nam gặp sao Thái Bạch, nữ gặp sao Thái Âm.
+ Khi cộng dồn số 53 ta thấy: 5 + 3 = 8, tương ứng nữ gặp sao Thái Bạch, nam gặp sao Thái Âm.
Mà “Thái” là quá, "Bạch" là trắng (chủ về tang chế, tai nạn, xương cốt). “Âm” là tối, đen, nước, hiểm trở (chủ về ốm đau, dao kéo, xe cộ, sông nước).
Cách lý giải thứ hai: Chòm sao Thái Tuế quản 12 năm hàng Chi, khởi điểm (1 tuổi) mang sao Thái tuế, cứ 12 năm lặp lại một lần. Vào những năm có số tuổi chia cho 12 dư 1 như sau: 13, 25, 37, 49, 61, 73, 85 sẽ mang sao Thái Tuế. Mà Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu thiệt, hao tốn, ốm đau, tang chế. Trước Thái Tuế có Thiên Không, sau Thái Tuế có Quán Sách, đôi sao này thuộc “hỏa” và không có lợi.
Cách lý giải thứ ba:
Theo quy luật của tạo hóa thì từ khi thai nghén, con người đã theo chu kỳ 7 x 7. Theo đó, các mốc có số 7 như 7 giờ, 7 ngày, 7 tuần, 7 tháng, 7 năm đều đánh dấu sự thay đổi quan trọng. Cụ thể, 7 năm thứ nhất phát triển chiều ngang, 7 năm thứ hai phát triển chiều cao, 7 năm thứ ba phát dục, 7 năm thứ tư phát triển cơ bắp, 7 năm thứ năm phát triển trí tuệ, 7 năm thứ sáu phát triển toàn diện, 7 năm thứ bảy dừng lại, ổn định, dần suy giảm. Mà 7 x 7 = 49 sẽ hết một chu kỳ. Hết chu kì này sẽ là 49, 53, có thể sẽ bị diệt vong, nạn chồng nạn, cũng có thể là tiền đề phát triển chu kỳ tiếp theo.
3. Cách lý giải câu nói "49 chưa qua 53 đã tới" theo khoa học
Ở vào khoảng tuổi năm mươi, đồng nghĩa với việc con người đã bước sang dốc bên kia của cuộc đời. Đặc biệt thời xưa, tuổi thọ của con người thấp, 50 đã coi như lên lão. Khi đó sức khỏe bắt đầu giảm sút, sức đề kháng kém hơn, nguy cơ ngã bệnh cao hơn, xương cốt yếu hơn… Do đó mà nhiều người bị bệnh nặng, thậm chí là thiệt mạng.
4. Cách lý giải câu nói "49 chưa qua 53 đã tới" theo tâm linh
Theo tâm linh, từ tuổi 49 – 53 ứng vào con số 4 (là số ngũ hành, gồm sinh – lão – bệnh – tử – sinh). Nếu ai đó vượt qua được nghĩa là họ đã thay đổi nhịp sinh học để bước vào một chu kỳ phát triển mới trong đời.
5. Cách giải hạn tuổi 49 và 53
Đã là hạn thì không thể giải, không thể tránh hoàn toàn. Tuy nhiên, con người có thể giảm thiểu thiệt hại, hậu quả những năm hạn của cuộc đời bằng việc làm hàng ngày:
-Sống hoà nhập thiên nhiên, tuân thủ quy luật tạo hoá.
-Không tham, sân, si.
-Năng làm việc thiện, giúp đỡ người tàn tật, khó khăn.
-Sinh hoạt điều độ, không hút thuốc, uống rượu, cẩn thận khi tham gia giao thông.
-Lễ dâng sao giải hạn, cầu Quốc thái Dân an là việc tốt, nên làm.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ có câu, “30 lông dài thì 40 đột tử, 50 lông mọc là mệnh trường thọ”: Tại sao lại vậy?
-
Ở đời có 4 cái ngu lớn nhất: Vì sao ngu? Ngu như thế nào?
-
Các cụ dặn rồi: Con người lúc không tiền, 2 người phải tránh xa, lúc có tiền 3 nơi không nên đến
-
Cổ nhân dạy, gia đình có "3 cái to" càng nghèo khó: Cái thứ 2 dễ khiến gia đình phá sản
-
Vì sao cổ nhân lại nói thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới?