Nét đẹp văn hóa truyền thống trong mối quan hệ hôn nhân gia đình từ bao đời nay vẫn được gìn giữ, lưu truyền cho nhiều thế hệ đó là giá trị của lòng chung thủy, săn sóc, yêu thương, bao dung lẫn nhau. Người xưa nói: “Vợ chồng nồng ấm ra sao, nhìn vào mâm cơm chén bát sẽ biết”.
Mối quan hệ giữa vợ chồng tốt đẹp hay rạn nứt chỉ cần nhìn một bữa cơm là rõ. Dưới đây là 2 câu chuyện nhỏ, có thể minh chứng cho điều này.
Câu chuyện thứ nhất
Năm ngoái công ty tổ chức liên hoan cuối năm, mọi người đều đưa gia đình đi theo. Hôm đó Hùng cũng đưa vợ đi cùng, cô ấy rất dịu dàng đằm thắm, miệng luôn mỉm cười, nói năng cũng nhỏ nhẹ nhu mì. Mọi người đều có ấn tượng tốt với cô ấy.
Tuy nhiên, cả bữa cơm Hùng không ngừng nâng cốc chúc tụng mọi người rồi gắp thức ăn cho mình. Hùng ăn uống vui vẻ nhưng ngược lại từ đầu đến cuối lại quên đi người vợ ngồi bên cạnh mình, không một chút quan tâm chăm sóc.
Lúc giữa bữa ăn, có một món ăn vợ Hùng thích ăn nhưng lại xa không gắp tới, hơn nữa mặc áo không tiện đứng dậy nên cô ấy ra hiệu cho chồng gắp hộ. Không ngờ chồng cô không những không gắp mà còn nói: “Muốn ăn thì tự gắp mà ăn, đâu phải là không có tay đâu!”.
Thấy chồng phản ứng như vậy, cô ấy đỏ mặt xấu hổ, cả bữa ăn về sau thì trầm ngâm không nói gì nữa, chỉ cúi mặt thi thoảng gắp một chút thức ăn phía trước. Thấy vậy, đồng nghiệp của Hùng thấy không xuôi mắt nên gắp mấy món thức ăn ở xa cho cô ấy.
Thế rồi cuộc hôn nhân của Hùng cũng sớm kết thúc. Hôn nhân hạnh phúc hay không, nhìn thái độ hai người ăn cơm là biết được khá đầy đủ. Trong cuộc sống, vợ chồng có tình cảm tốt với nhau, thì dù 5 năm, 10 năm, hay 20 năm thì khi ăn cơm với nhau vẫn cứ luôn vui vẻ. Dù trên bàn thức ăn có ngon hay không thì họ vẫn cứ thấy ngon miệng, với hai người yêu nhau thì được ăn cùng nhau đó là điều hạnh phúc. Trong mối quan hệ này, Hùng cho mình trên quyền vợ, hoàn toàn không chăm sóc vợ, cũng không quan tâm tới cảm nhận của vợ mình như thế nào. Chỉ có bữa cơm mà khiến vợ mình phải ái ngại trước mặt mọi người, kiểu người như vậy thì làm sao có thể sống hạnh phúc được.
Câu chuyện thứ hai
Hồi đại học, Đức thích cô bạn cùng lớp tên Quyên. Quyên là người miền Trung, thích ăn cay, đặc biệt là những món nấu kiểu Huế, Quảng Nam, còn cậu bạn lớp trưởng thì người miền Nam, lại ít ăn cay, từ nhỏ đã thích ăn những món ngọt.
Vì để theo đuổi Quyên, Đức quyết tâm khổ luyện ăn cay để có cơ hội mời Quyên đi mấy món cay mà cô ấy thích. Đức đã dùng cách này để tiếp cận Quyên, sau cùng cũng đã chinh phục được trái tim của nàng. Có một lần, Đức vào quán gọi lẩu cay ăn để tập ăn cay, mặc dù đã dặn chủ quán cho cay vừa, nhưng không hiểu sao nghe nhầm lại thành cho cay nhiều hơn, kết quả là Đức cắn răng tập ăn khiến dạ dày bị đau mấy ngày liền. Kể cũng lạ, từ sau lần đó Đức lại thành người thích ăn cay, không còn thích ăn ngọt như xưa nữa. Sau rồi vì hai người có cùng sở thích ăn cay nên khoảng cách từ từ rút ngắn, rồi hai người họ yêu nhau từ lúc nào cũng không hay.
Người muốn ăn khẩu vị giống bạn, ăn món ăn bạn thích, khẳng định là trong lòng có bạn, vì muốn bạn vui vẻ nên đã bỏ đi thói quen sở thích của mình để giống với sở thích của bạn. Còn người mà không quan tâm tới cảm nhận của bạn thì đừng nói gì đến yêu, mà ngay cả trân trọng bạn cũng không có. Một bữa cơm vui vẻ đầm ấm giữa hai vợ chồng là điều không thể thiếu của một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Có lẽ trong cuộc sống chúng ta có không ít gia đình ly hôn, nguyên nhân cũng bởi do hai bên xung đột, mà trong đó, nguyên nhân bữa cơm tẻ nhạt chính là một yếu tố không hề nhỏ. Là vợ chồng, sống với nhau một đời mà ngay cả bữa cơm cũng không thể vui vẻ ăn cùng nhau, thì thật khó có thể nói là sống hạnh phúc. Vậy nên, đã có duyên phận là chồng là vợ, hãy dành cho nhau những giây phút đầm ấm và vui vẻ bên mâm cơm gia đình.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ dặn "Xây nhà hứng lệ 3 năm khóc hai lần": Kinh nghiệm người xưa càng ngẫm càng thấy đúng
-
Tổ tiên dạy: Trước mộ có 2 vật, con cháu 3 đời phú quý, 1 vật xui xẻo động mồ mả dễ bại vong
-
Các cụ dạy, “Tứ không sờ” ngoài đầu nam giới, eo phụ nữ, còn 2 thứ cho tiền cũng đừng thử: Đó là gì?
-
Các cụ dặn 2 đại kỵ: 'Tháng chạp không chuyển nhà, tháng giêng không cắt tóc', vì sao thế?
-
Cổ nhân nhắn nhủ hậu thế "Có tiền đừng mua đất ven sông, giàu có cũng không lấy vợ tái giá", vì sao vậy?