Rau củ là loại thực phẩm thiết yếu hàng ngày, trong cuộc sống tất bật ngày này, chúng ta thường đi chợ một lần mua thức ăn cho nhiều ngày. Vì thế, những thực phẩm này phải được bảo quản đúng cách để chúng vẫn giữ được sự tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Rau củ loại thực phẩm tươi sống vì sau khi thu hoạch, rau củ quả vẫn tiếp tục sinh hóa (phản ứng hô hấp) để chuyển hóa đường, oxy thành carbonic, nước và nhiệt. Để bảo quản rau củ được lâu và tươi hơn thì bạn chỉ có thể làm chậm lại quá trình này chứ không thể khiến chúng ngưng lại được. Sau đây là 10 quy tắc bảo quản rau củ trong tủ lạnh:
1. Mua với số lượng thích hợp
Mua rau củ quả với số lượng thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh sẽ giúp bạn tránh được tình trạng lãng phí khi chúng bị hư. Chỉ nên mua đủ phù hợp để trong thời gian bảo quản nhất định, tránh mua quá nhiều.
2. Loại bỏ những phần hư hỏng trước khi cho vào tủ lạnh
Những phần hư hỏng của rau củ quả sẽ làm sản sinh khí ethylene tạo nên hiện tượng chín tự nhiên, hình thành nấm, vi khuẩn làm các phần đã hỏng này lây sang những phần khác hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
3. Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Việc rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản sẽ làm dư thừa độ ẩm, dễ làm hư hỏng thực phẩm, làm rau củ bị táp. Nếu muốn làm sạch chúng, hãy đảm bảo rau củ đã được để ráo hoàn toàn trước khi cho vào tủ lạnh.
4. Phân loại thực phẩm và bảo quản riêng
Chúng ta cần phân loại thực phẩm tạo khí và hấp thụ khí ethylene riêng ra để bảo quản. Trong thực phẩm, chúng có thể tạm chia làm 2 loại: thực phẩm tạo khí ethylene có trong trái cây như táo, đu đủ, chuối,...và thực phẩm hấp thụ khí ethylene có nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, dưa chuột, rau diếp cá,...Nếu để chung 2 loại này, ví dụ như táo sẽ hấp thụ khí của bắp cải, từ đó tạo mùi hôi hoặc với hành lá là thực phẩm tạo khí, nếu bảo quản chung với lê sẽ làm lê của bạn bốc mùi khó chịu.
5. Không cắt nhỏ rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Một số bạn thường cắt nhỏ rau củ, chế biến sẵn rồi cho vào tủ lạnh bảo quản để khi cần có thể lấy ra sử dụng nhanh, việc làm này sẽ làm giảm đi lượng dưỡng chất có trong rau củ, lại tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn hình thành.
6. Sử dụng túi, hộp nhựa chuyên dụng để đựng rau củ
Các túi, hộp nhựa chuyên dụng được làm bằng chất liệu PP vừa an toàn, vừa giúp ổn định độ ẩm lý tưởng để thực phẩm của bạn giữ được độ tươi, ngon, vừa ngăn ngừa vi khuẩn và hiện tượng ảnh hưởng khí ethylene.
7. Lưu ý thời gian bảo quản
Các loại rau củ quả thông thường chỉ nên bảo quản và dùng trong 3 - 4 ngày, tùy thuộc vào từng loại thực phẩm. Các loại như su su, cà rốt, súp lơ thì cất trữ được lâu hơn trong khoảng 10 ngày.
8. Lưu ý nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm là từ 1 - 4 độ C. Nếu trên 4 độ C sẽ làm hình thành vi khuẩn có hại gây hư thối, còn dưới 1 độ C thì sẽ xuất hiện hiện tượng đóng băng. Các tủ lạnh thông thường đều có ngăn rau củ riêng, bạn nên cho chúng vào đúng ngăn phù hợp để có hiệu quả bảo quản tốt nhất.
9. Lau dọn tủ lạnh thường xuyên
Lợi ích khi bạn lau dọn tủ lạnh thường xuyên ngoài việc loại bỏ các mùi khó chịu từ nhiều lý do gây ra, còn giúp tránh hình thành các vi khuẩn, nấm mốc.
10. Bảo quản rau củ chỉ với một tờ giấy
Với các loại rau rất nhanh bị héo, lúc này bạn cần đến khăn giấy. Sau khi rửa sạch rau, bạn dùng khăn giấy thấm bớt nước của chúng đi. Tiếp theo bạn bao quanh bó rau bằng 1 - 2 tờ khăn giấy khô rồi cho vào túi, gói lại cho kín khí rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Không cần tủ lạnh, chanh bảo quản theo cách này để cả tháng vẫn tươi rói, không lo thối hỏng
-
Bóc tỏi, băm nhuyễn cho vào khay làm đá, cất tủ đông, hiệu quả bất ngời khiến ai nấy đều kinh ngạc
-
Cách bảo quản hành, tỏi, gừng, khoai tây cả năm không nảy mầm, vẫn tươi ngon
-
8 chức năng ẩn của tủ lạnh mà 90% người dùng chưa biết
-
Mua trứng để trong ngăn mát tủ lạnh: Chuyên gia lắc đầu, đây mới là cách bảo quản trứng để cả năm không hỏng