Cách nuôi dạy trẻ 6 tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Bạn đừng nên thất vọng khi thấy con mình khi lên 6 tuổi ngại tiếp xúc với mọi người hay nó quá bạo dạn, thích bịa chuyện mà hãy học cách nuôi dạy trẻ.

Cách nuôi dạy trẻ 6 tuổi như thế nào?

Ở đọ 6 tuổi trẻ đã hình thành nhân cách. Các em bắt đầu khám phá được khả năng và phẩm chất của mình, hiểu được thái độ của những người xung quanh, có phản xạ vui buồn về thành công và thất bại, về ưu khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và sự bất lực. Tuy nhiên, khả năng hiểu của các em chỉ ở mức độ đơn giản.

Cách nuôi dạy trẻ 6 tuổi như thế nào

Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết được giới tính của mình, là trai hay gái. Lúc này, hành vi của người lớn có tác động rất lớn đến bé, ví dụ khi thấy cha hút thuốc lá, các em sẽ bắt chước hành vi kẹp điếu thuốc vào giữa hai ngón tay rồi đưa lên miệng. Vì thế nếu muốn trẻ sau này không nghiện thuốc, người cha cần bỏ thuốc lá. Trong tình huống này, việc bỏ thuốc chính là một kỹ năng giáo dục trẻ.

Cách nuôi dạy trẻ 6 tuổi như thế nào?

Cũng trong giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu biết hành động có mục đích, biết lập ra kế hoạch theo thời gian gần và không gian hẹp. Mặc dù các em chưa có khái niệm kiểm soát thời gian và không gian nên chúng chỉ hành động theo bản năng mà chưa biết đánh giá kết quả.

Hiểu được đặc điểm này, cha mẹ nên tập cho trẻ biết chờ đợi, kiềm chế hành vi, lời nói bộc phát qua những hoạt động cụ thể. Cần tổ chức trò chơi có luật chơi, nhờ đó mục đích thô sơ (chơi) có thể trở thành kỹ năng sống. Chẳng hạn chơi trò đi bộ qua đường có đèn tín hiệu xanh vàng đỏ, chỉ được đi khi đèn xanh… Việc tập cho trẻ như vậy là bước đầu chuyển trí tuệ của trẻ thành ý chí.

Việc hình thành tư duy logic cũng xuất hiện ở độ tuổi này. Trẻ có thể lĩnh hội được một số khái niệm khoa học đơn giản. Vì thế khi dạy trẻ biết vệ sinh sạch sẽ, người lớn nên kèm lời giải thích ích lợi của việc ấy. Khi dạy trẻ dùng tiền, cha mẹ phải nói cho con hiểu tại sao phải tiết kiệm, tiền của cha mẹ do đâu mà có…

Cách nuôi dạy trẻ 6 tuổi như thế nào?

Đối với trẻ nhút nhát, thích hướng nội: Ngay khi con vào lớp 1, hãy nói với cô giáo về tính cách con bạn để cô có biện pháp giúp đỡ, làm cho trẻ không bị lu mờ bởi những học sinh mạnh dạn khác. Muốn hỏi bất cứ một điều gì, bạn đừng nên nôn nóng, tra hỏi dồn dập. Làm vậy, trẻ sẽ lúng túng và im lặng. Hãy tôn trọng sự chậm chạp của con và đừng ngắt lời khi nó nói.

Đối với trẻ mạnh dạn, sống hướng ngoại : Trẻ có tính cách này bao giờ cũng nói trước rồi mới suy nghĩ sau. Chúng thích nói ngay ra những ý tưởng của mình khi vừa mới hình thành. Bởi vậy, nó nói rất nhiều. Bạn đừng ngắt lời, trẻ sẽ mất đi dòng tư tưởng. Tốt nhất là hãy khuyến khích trẻ nói tiếp bằng cách lâu lâu lại nhắc “mẹ hiểu” cho đến khi chấm dứt câu chuyện. Trẻ hướng ngoại có thể hay nói dối, bịa chuyện với bạn bè. Thực ra, nó không cố gắng lừa gạt ai cả mà chỉ muốn lôi cuốn mọi người vào câu chuyện của mình. Nếu bạn có mặt lúc trẻ nói dối, hãy nói: “Con đúng là giàu trí tưởng tượng”. Câu nói này sẽ làm người khác hiểu rằng lời tuyên bố của trẻ là không có thật, bản thân trẻ cũng không bị xấu hổ. Khi chỉ còn hai mẹ con, hãy nói với trẻ về tầm quan trọng của tính trung thực. Mỗi tính cách đều có điểm mạnh, yếu riêng. Cha mẹ đừng nên buồn khi thấy trẻ hướng nội mà không hướng ngoại. Dù mang tính cách nào, con bạn đều có thể thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

>Trẻ từ 3 tuổi trở lên cần ngủ bao lâu một ngày?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đối với trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi phát triển, giấc ngủ càng nên được các bậc phụ huynh quan tâm và chăm chút.

Tác giả: Nông Thị Thuyết