Ai có lương thấp nhất sau cải cách tiền lương 01/7/2024?
Theo Khoản 3.1 thuộc Điều 3, Mục II, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đối tượng công chức, viên chức trong khu vực công có mức lương thấp nhất sẽ là những người làm công việc yêu cầu có trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1). Tuy nhiên, mức lương thấp nhất dự kiến sẽ không thấp hơn mức lương thấp nhất của những người lao động trong khu vực doanh nghiệp.
Về chính sách cải cách tiền lương, tới đây Nhà nước dự kiến sẽ ban hành hệ thống bảng lương mới cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức dựa theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bảng lương mới sẽ thay thế cho bảng lương hiện hành. Đồng thời, khi chuyển xếp lương cũ sang bảng lương mới, đảm bảo không thấp hơn mức lương người lao động hiện hưởng.
Mức lương cao nhất sau cải cách tiền lương 01/7/2024
Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có bất kỳ quy định chính thức nào quy định về mức lương cao nhất của công chức, viên chức sau cải cách tiền lương được công bố.
Tuy nhiên, theo thông tin Trang Thông tin Chính phủ, chính sách tiền lương mới tới đây sẽ mở rộng hệ số lương từ mức cũ là 1 - 2,34 - 10 lên mức mới là 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, hệ số lương cao nhất của các công chức, viên chức sẽ tăng lên đến 12, điều đó có nghĩa là dự kiến mức lương của cán bộ công chức có hệ số cao nhất cũng sẽ cao hơn nhiều hơn con số 18 triệu đồng/tháng như hiện nay.
Ngoài lương cơ bản thì cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn được hưởng thêm khoản thưởng và phụ cấp. Do đó, nếu tính cả lương cơ bản thì tới đây, thu nhập của công chức, viên chức có thể sẽ tăng lên rất nhiều.
Thay đổi lương tối thiểu vùng từ 1/7
Tới đây, Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng lên cao hơn mức lương tối thiểu vùng mà hiện nay người lao động đang được hưởng. Ngoài ra, một số còn địa bàn còn được chuyển vùng nên mức tăng ở một số vùng còn lên tới con số 20%.
Cụ thể:
- Tăng đồng loạt 6% mức lương tối thiểu vùng của người lao động: từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng.
- Tăng khoảng 20% cho đối tượng người lao động ở vùng thấp được thay đổi vùng lên vùng cao hơn liền kề. Ví dụ như:
+ Chuyển từ vùng II lên vùng I: Các địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh như: thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí, thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên: tăng khoảng 19,2%.
+ Chuyển từ vùng III lên vùng II: TP. Thái Bình, TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Thị xã Ninh Hòa (Ninh Hòa), TP. Sóc Trăng: tăng khoảng 21,1%.
+ Chuyển từ vùng IV lên vùng III: huyện Triệu Sơn, huyện Yên Định, huyện Thọ Xuân, huyện Vĩnh Lộc, huyện Hà Trung, huyện Thiệu Hóa, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa, huyện Nga Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa); huyện Ninh Phước (Ninh Thuận)huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải (Thái Bình) với mức tăng khoảng 18,7%.
Quy định này chỉ áp dụng với đối tượng là người lao động đang hưởng mức lương tối thiểu vùng theo tháng. Sau khi được chuyển đổi từ địa bàn đang hưởng lương tối thiểu vùng thấp sang địa phương áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao hơn thì họ được hưởng mức lương cao hơn.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Công thức tính lương của cán bộ công chức trước và sau cải cách tiền lương 1/7/2024
-
Từ ngày 1/7/2024: Giáo viên được hưởng 2 khoản phụ cấp mới sau cải cách tiền lương, đó là gì?
-
3 khoản tiền lương sẽ tăng lên nhiều nhất kể từ ngày 1/7/2024, là những khoản nào?
-
Duy nhất 1 đối tượng được tăng tới 32% lương từ 1/7/2024, là ai?
-
Nghỉ hưu năm 2024, đóng đủ 26 năm Bảo hiểm xã hội: Lương hưu được bao nhiêu?