Căng thẳng là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình. Căng thẳng cũng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có thể là do áp lực về công việc, học tập hoặc nuôi dạy trẻ. Căng thẳng có thể tác động đến mọi lứa tuổi từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi. Tuy tồn tại trên nhiều đối tượng và tác động theo những cách thức khác nhau nhưng căng thẳng tâm lý đều có một điểm chung là gây ra những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống cảm xúc cũng như làn da.
1. Gây ra mụn trứng cá
Khi bị căng thẳng, cơ thể của chúng ta sẽ có xu hướng sản xuất nhiều cortisol hơn. Quá nhiều cortisol sẽ kích thích các tuyến bã nhờn xung quanh nang lông sản xuất dầu. Da mặt quá nhiều dầu sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra viêm và mụn trứng cá.
2. Bọng mắt
Bọng mắt là tình trạng xuất hiện túi dưới mắt làm sưng hoặc tụ bọng mỡ dưới mí mắt. Bọng mắt thường phổ biến khi các cơ hỗ trợ mắt yếu đi. Ngoài ra, bọng mắt còn do căng thẳng quá mức dẫn đến thiếu ngủ gây ra. Tình trạng này kéo dài sẽ là da mặt xuất hiện nếp nhăn, độ đàn hồi giảm và sắc tố không đồng đều.
3. Da bị sạm màu
Sau một thời gian dài bị mất ngủ, bạn sẽ có thể nhận thấy làn da trắng trẻo khi xưa bỗng chốc trở nên xỉn màu và kém xinh hơn. Căng thẳng có thể gây ra tình trạng thiếu ngủ và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến da trở nên sạm màu. Thiếu ngủ ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ tự nhiên của da, làm da bị khô và làm tăng tình trạng da nhạy cảm. Từ đó, lớp biểu bì trở nên suy yếu và ảnh hưởng đến chức năng của hàng rào bảo vệ da. Điều này đặc biệt xảy ra khi da phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường như hiện nay.
4. Da khô và bong tróc
Một làn da khoẻ là một làn mềm mịn, tràn đầy sức sống. Vì thế nếu trên bề mặt bắt đầu xuất hiện những lớp da khô đang dần bong tróc thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ làn da. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó không thể bỏ qua khả năng do tinh thần căng thẳng trong thời gian dài gây ra. Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến những sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần axit hyaluronic và vitamin E.
Những cách giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả:
- Tập thể dục: Hãy cố gắng tìm một thói quen tập thể dục hoặc hoạt động thể chất mà bạn thích, chẳng hạn như đi bộ, khiêu vũ, leo núi hoặc yoga....để giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
- Đốt nến thơm: Sử dụng tinh dầu hoặc đốt một cây nến thơm có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Một số mùi hương đặc biệt nhẹ nhàng như: hoa oải hương, hoa hồng, cỏ Vetiver, hoa cúc La Mã, neroli hay trầm hương...
- Viết nhật ký: Một cách để giảm căng thẳng là viết ra mọi thứ, hãy ghi lại những gì bạn biết ơn. Lòng biết ơn có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng bằng cách tập trung suy nghĩ của bạn vào những gì tích cực trong cuộc sống.
- Dành thời gian cho gia đình, bạn bè: Sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình có thể giúp bạn vượt qua thời gian căng thẳng. Việc tụ tập với bạn bè mang lại cho bạn cảm giác thân thuộc và giá trị bản thân, điều này có thể giúp bạn trong những thời điểm khó khăn.
- Cười nhiều hơn: Hoạt động cười được cho là có nhiều tác dụng tới cảm xúc và có thể giúp giảm căng thẳng. Về lâu dài, tiếng cười cũng có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tâm trạng của bạn.
- Tránh trì hoãn: Sự chần chừ có thể khiến bạn hành động vội vàng, khiến bạn phải vật lộn để bắt kịp. Điều này có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Nghe nhạc: Nghe nhạc có thể có tác dụng giúp cơ thể thư giãn. Nhạc không lời có nhịp độ chậm có thể tạo ra phản ứng thư giãn bằng cách giúp giảm huyết áp và nhịp tim cũng như các hormone gây căng thẳng.
Tác giả: Minh Hằng
-
Phụ nữ văn phòng đau dạ dày và 9 lý do không ngờ tới
-
Những người này đừng nghĩ ngâm chân thoải mái mà thực hiện, kẻo hối hận không kịp
-
Bật mí cách làm nước hoa xịt phòng cho bà bầu cực thơm, dễ chịu
-
Bật mí 5 mẹo giúp bạn lấy lại phong độ khi bị kiệt sức về cảm xúc và tinh thần
-
Khi ngủ để điện thoại bên đầu gường là sai, đây mới là vị trí lý tưởng nhất không gây ảnh hưởng sức khỏe