1. Thay đổi công việc
Trong trường hợp công việc của bạn “vắt kiệt” sức lực của, đồng thời với bất kỳ khoản thu nhập nào cũng không còn khiến bạn cảm thấy hài lòng, không còn khiến bạn muốn nỗ lực hơn trong công việc thì nên tìm kiếm cho mình một công việc khác.
Thay vì cố gắng làm những công việc mệt mỏi hiện tại, bạn hãy suy nghĩ đến tài năng và kỹ năng gì, bạn mơ ước được làm gì để có thể tìm kiếm đến một công việc mới. Chẳng hạn như bạn có thể học thêm một loại sở thích mới, đảm bảo nó sẽ trở thành một “luồng không khí” tích cực thực sự cho tinh thần và cảm xúc của bạn.
2. Tạm thời dừng lại nhịp sống
Nếu bạn đã trở nên quá mệt mỏi với công việc hàng ngày hãy tự thưởng cho bản thân một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý để có thể suy ngẫm về những vấn đề bạn phải trải qua. Có lẽ bạn cần sắp xếp lại thứ tự ưu tiên với các vấn đề trong cuộc sống và tìm ra nguyên nhân gốc rễ của tình trạng kiệt sức.
3. Tham gia một trò chơi thể thao
Một cuộc sống chất lượng cần phải có sự cân bằng giữa hoạt động trí tuệ và thể chất. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thường xuyên cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc đối với cuộc sống của bản thân. Bạn có thể thử tham gia các lớp học yoga, uốn dẻo hay bơi lội được coi là những phương pháp hữu hiệu để chống lại sự căng thẳng.
4. Đi du lịch đến một nơi khác
Khi cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi thì đi du lịch đến một nơi khác là một trong những phương pháp cổ điển và hiệu quả nhất trong "cuộc chiến" chống lại sự kiệt sức về cảm xúc. Thay đổi cảnh quan sẽ cho phép bạn thư giãn về tinh thần và thể chất, nạp lại năng lượng với những ấn tượng mới và suy nghĩ lại về những gì đang xảy ra.
Thông thường, sự kiệt sức về cảm xúc là điều không thể tránh khỏi đối với một người không học cách lên kế hoạch cho mỗi ngày của mình. Muốn làm mọi thứ cùng một lúc, nhiều người quên đi phần còn lại. Vì vậy, biện pháp khắc phục tốt nhất cho căn bệnh buồn tẻ ngấm ngầm là phòng ngừa kịp thời.
5. Ưu tiên giao lưu trực tiếp
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cuộc sống hiện đại càng khiến cho con người thờ ơ do luôn luôn chỉ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ mà quên đi việc giao lưu trực tiếp giữa người với người. Vì vậy, đã đến lúc cất điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác của bạn đi, tạm dừng đọc tin tức buồn và tránh xa những mối quan hệ “độc hại”. Hãy dành thời gian cho những người thân yêu, tham dự các sự kiện văn hóa, khám phá những địa điểm đẹp nhất trong thành phố. Điều này sẽ có thể giúp bạn giải tỏa đi hết căng thẳng một cách nhanh chóng và xây dựng mối quan hệ bền chặt với mọi người xung quanh.
Khi chúng ta lo âu, căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều cortisol và adrenalin. Đây là hai loại hormon gây tăng huyết áp và tăng lượng đường trong máu, thậm chí có thể khiến một số cơ quan của cơ thể tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, nếu thấy cảm xúc của bản thân bị ảnh hưởng thì cần tìm cách giảm thiểu căng thẳng ngay lập tức.