Theo tờ Công an TP HCM, Cơ quan CSĐT Công an quận 3 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Tiến Mạnh (32 tuổi, ngụ phường 15, quận 8), Hạp Tiến Bắc (46 tuổi, ngụ P. Hòa Thành, Q. Tân Phú) về hành vi lừa đảo chiếm đọat tài sản.
Hạp Đức Bắc và Phạm Tiến Mạnh tại cơ quan công an. Ảnh: Người lao động. |
Theo đó, Mạnh, Bắc dùng thủ đoạn giả mạo là giảng viên ĐH Kinh tế TP. HCM, đăng tin rao bán xe SH giá rẻ trên mạng “Chợ tốt VN”, rồi yêu cầu người muốn mua xe nộp tiền vào các tài khoản mạo danh để chiếm đoạt tài sản mà không giao xe, sau đó rút hết tiền và ngắt liên lạc với bị hại.
Ngày 23/5, anh Phan Nguyễn Ngọc Duy (26 tuổi, tạm trú P. Tân Thới Nhất, quận 12) bị lừa nộp 23 triệu đồng tại ngân hàng Sacombank (số 49 Phạm Ngọc Thạch, phường 6). Ngày 28/5, anh Nguyễn Vũ Tâm (26 tuổi, ngụ P. Long Bình, quận 9) bị lừa nộp 20 triệu đồng tại ngân hàng Sacombank.
Theo báo Người đưa tin, qua đấu tranh khai thác, Bắc khai nhận đã tới các tiệm cầm đồ mua lại chứng mình với giá 300.000 đồng, sau đó đưa cho đối tượng Mạnh dán hình vào đi tới các ngân hàng để mở tài khoản.
Trong khi bắt giữ 2 đối tượng, lực lượng chức năng phát hiện trong cốp xe và nhà ở có nhiều chứng mình dán hình của Mạnh với nhiều tên khác nhau. Tại nhà Hạp Tiến Bắc Công an thu giữ chứng minh mang tên Lê Hải Bằng, Nguyễn Trường Nhị, Nguyễn Văn Cư...
Đối tượng Mạnh cũng đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình, được biết đối tượng từng là cựu sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM, và từng bị Công an quận 11 bắt vì tội lừa đảo. Giữa Mạnh và Bắc bắt tay làm ăn, sau khi lừa được tiền sẽ ăn chia 70% (Mạnh) và 30% (Bắc).
Cảnh báo lừa đảo bán hàng qua mạng
Các đối tượng lừa đảo có rất nhiều thủ đoạn, cách thức khác nhau khiến “con mồi” dễ dàng bị đánh lừa và rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.
Theo cơ quan điều tra, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là gọi điện qua internet cho một số thuê bao điện thoại trong nước, để thông báo họ đang nợ cước điện thoại. Chúng viện thêm lý do, tài khoản ngân hàng của họ cũng bị kẻ xấu chiếm đoạt để dùng vào mục đích xấu. Các đối tượng yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ tiền vào một tài khoản khác để cơ quan chức năng "kiểm tra" độ "trong sạch" của tiền, sau đó chiếm đoạt.
Tính từ đầu tháng 4-2015 đến nay, Công an TP Hà Nội đã nhận được 13 đơn trình báo của bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt gần ba tỷ đồng. Ðiển hình, ngày 15-4, PC50 nhận được đơn trình báo của một phụ nữ thường trú tại quận Hà Ðông, nội dung bị một đối tượng gọi vào số điện thoại cố định của gia đình, thông báo về việc nợ cước điện thoại với số tiền hơn tám triệu đồng. Ðối tượng này yêu cầu chị ấn tiếp phím 0 để gặp cơ quan công an.
Tin lời, nạn nhân làm theo thì bị một đối tượng khác tự xưng là cán bộ Công an tỉnh Tây Ninh thông báo, thời gian gần đây nhiều đối tượng trộm cắp thông tin cá nhân vào mục đích phạm pháp, đồng thời thông báo cho nạn nhân biết số tài khoản ngân hàng của nạn nhân đã bị các đối tượng xấu đánh cắp và yêu cầu nạn nhân chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản khác (đối tượng cho biết, tài khoản này là của lực lượng công an - sau một đến hai ngày sẽ chuyển tiền trả lại họ).
Ngay sau đó, nạn nhân đã ra ngân hàng rút 400 triệu đồng và chuyển vào số tài khoản của đối tượng. Cũng với thủ đoạn nêu trên, ngày 5-5, một nạn nhân khác có hộ khẩu tại quận Ðống Ða đã bị lừa đảo chiếm đoạt 240 triệu đồng.
Để đảm bảo an toàn khi tham gia trên các trang mạng xã hội, người dùng các trang mạng xã hội cần phải bình tĩnh xem xét các mối quan hệ khi muốn giao lưu kết bạn. Đồng thời khi phát hiện sự việc, mọi người cần sớm báo cáo cho cơ quan công an nơi gần nhất để tiến hành tìm hiểu, xử lý, tránh thiệt hại đáng tiếc khi sự việc xảy ra.
>Giận vợ, người đàn ông dùng dây thắt lưng treo cổ tự tử (Xã hội) - (Phunutoday) - Do mâu thuẫn tình cảm vợ chồng, một cán bộ đã dùng dây thắt lưng treo cổ tự tử. |
Tác giả: Nguyễn Trà Mi