Canh măng là món ngon ngày Tết nhưng có 5 nhóm người không nên ăn

( PHUNUTODAY ) - Canh măng là món ăn ngon, thường xuyên xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn món này.

Những người không nên ăn canh măng

Canh măng là một món ăn truyền thống trên mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình. Nó chứa lượng cholesterol thấp, nhiều xuất xơ, tốt cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân. Canh măng là món ngon nhưng nó là món không phải ai cũng nên ăn.

- Người bị đau dạ dày

Măng chứa một lượng lớn axit cyanhydric. Nếu tiêu thụ một lượng lớn loại axit này, dạ dày có thể vị viêm loét nghiêm trọng, lâu dần tạo tành bệnh mãn tính khó chữa. Vì vậy, người bị đau dạ dày tốt nhất nên hạn chế ăn măng.

- Người bị bệnh gút

Các loại măng như măng tre, măng trúc, măng tây có khả năng đẩy nhanh tốc độ tổng hợp axit uric. Trong khi đó, người bị bệnh gút cần phải kiểm soát lượng axit uric trong máu để tánh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Người bị bệnh thận

Măng có chứa nhiều canxi và axit không có lợi cho sức khỏe của người bị bệnh thận. Ăn quá nhiều măng có thể làm tổn hại đến thận.

- Người vừa bị gãy xương

Những người vừa bị chấn thương liên quan đến xương khớp không nên ăn nhiều măng. Axit oxalic có trong măng tươi có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ và sử dụng canxi trong cơ thể, làm quá trình hồi phục xương bị kéo dài.

- Người mới ốm dậy

Những người mới ốm dậy, người sức khỏe yếu không nên ăn măng. Loại thực phẩm này chứa một lượng glucoxit nhất định. Thông thường, chất này không gây hại đến cơ thể. Tuy nhiên, khi đang mệt mỏi, ốm yếu, glucoxit phân hủy với men tiêu hóa và axit trong dạ dày có thể gây ra tình trạng khó chịu, nôn mẳ.

Lưu ý khi chế biến măng

Măng là món ăn cần sơ chế kỹ trước khi sử dụng. Măng chứa nhiều glycoxit có khả năng biến đổi thành axit cyanhydric. Chất này có thể gây ra các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở...

Mỗi cân măng củ chứa khoảng 230mg cyanide. Đây là lượng cyanide có thể gây thiệt mạng tức thì cho hai trẻ dưới 1 tuổi.

Khi được luộc sôi trong khoảng 12 giờ, lượng cyanide trong măng có giảm đi nhưng vẫn khá lớn, khoảng 160mg/kg. Nếu măng được luộc và ngâm nước lâu này, đến khi măng ngả vàng và bắt đầu chua thì lượng cyanide giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng 9 gram/kg.

Do đó, bạn cần ngâm và luộc măng nhiều lần để loại bỏ chất cyanide trong măng (cả măng khô và măng tươi đều cần ngăm và luộc kỹ trước khi nấu).

Tác giả: Thanh Huyền