Cây kim tiền có nhiều tên gọi khác như kim tiền phát tài, phát tài hay kim phát tài. Có tên khoa học là Zamioculas Zamiifolia, cây kim tiền thuộc họ Ráy và có nguồn gốc từ châu Phi.
Vì có nguồn gốc từ khu vực có khí hậu khắc nghiệt nên cây kim tiền chịu hạn rất tốt. Ở nước ta, cây kim tiền chỉ có một loại duy nhất là Zamiifolia.
Cây kim tiền mọc thành bụi, lá mọc đối xứng có màu xanh bóng. Thân cây mọc vươn thẳng, mọng nước và phình to ở phần gốc. Loài cây này thường có chiều cao từ 0,3m đến 1m.
Kim tiền là loài cây dễ sống và sẽ phát triển tốt ngay cả trong điều kiện môi trường bình thường. Nhiệt độ thích hợp của cây kim tiền từ 22 độ C đến 28 độ C.
Khi chăm sóc cây kim tiền, chỉ cần nắm chắc sở thích của cây, cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Bạn nên dùng 3 loại “nước tăng lực” này, đảm bảo sau khi sử dụng thì hiệu quả sẽ tăng gấp đôi, lá cây sẽ sáng bóng như bôi mỡ, tràn đầy sức sống.
Thứ nhất: “Nước béo”
Một khi cây thiếu đạm, cây sẽ chậm lớn, lá vàng úa và còi cọc. Hạt mè hỏng, đậu nành mốc, đậu phộng hư thối bạn có thể tận dụng để làm phân bón cho cây trồng, vì trong quá trình ủ lên men, chúng sẽ phân hủy ra nhiều nguyên tố đạm, chất vi lượng,… cần thiết cho cây trồng.
Để tạo ra thứ nước béo này, bạn hãy lấy những “sản phẩm hết hạn” kể trên nấu chín rồi nghiền nhuyễn, thêm một lượng nước thích hợp vào, cho vào chai nước khoáng và ủ men. Sẽ có mùi khó chịu nên cần cho thêm vỏ trái cây họ cam, chanh để át đi mùi hôi khó chịu. Đồng thời, chúng cũng có thể thúc đẩy quá trình lên men và tăng gấp đôi hiệu quả của phân bón.
Thứ hai: Bia
Ai cũng biết cho một ít “nguyên liệu” vào nước chắc chắn sẽ có tác dụng tốt hơn là chỉ tưới nước lã. Với cách thứ hai này sẽ tiện lợi hơn cách thứ nhất.
Bia giống như một loại “nước tăng lực”, có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng và nảy mầm. Nếu cây kim tiền nhà bạn kém phát triển, lá bị vàng thì khi tưới nước bạn có thể pha loãng bia với nước theo tỷ lệ 1:80 rồi tưới cho cây. Hoặc, bạn có thể phun đều dung dịch này lên hai mặt lá, lá cây sẽ trở nên rất sáng, to và dày, càng để lâu lá sẽ càng bóng như bôi mỡ, siêu đẹp.
Thứ ba: Nước ủ từ ruột cá
Cây kim tiền cũng cần bón thêm một ít lân để cây cao lớn hơn, lá có màu xanh đậm và bóng. Nếu thiếu phân lân, lá cây sẽ bị mềm oặt đi, thiếu sức sống và lá không to dài ra được.
Lúc này bạn có thể dùng ruột cá để nuôi cây kim tiền. Thứ này chứa nhiều nguyên tố phốt pho, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sự phát triển của cây.
Do đó khi chế biến cá, bạn nên giữ lại ruột cá, dùng kéo cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào lọ đậy kín. Thứ này có thể lên men hoàn toàn trong khoảng 30 ngày. Khi sử dụng, nên pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:200 rồi tưới cho cây kẻo làm cháy rễ. Lưu ý, khi ủ phân bón bằng ruột cá sẽ có mùi hôi rất khó chịu, bạn cần bổ sung thêm men vi sinh phân giải protein để át đi mùi hôi và chỉ nên áp dụng cách này với những chậu cây kim tiền trồng ngoài trời.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Tết Hàn thực năm 2023 rơi vào ngày nào dương lịch?
-
Mua lươn về siêu nhớt: Cho thứ này vào nhớt bong ra ngoài, lươn hết sạch mùi tanh, nấu món gì cũng ngon
-
Phụ nữ có 3 nơi đầy đặn là người nhiều phúc khí, mang vận mệnh giàu sang
-
Cục nóng điều hòa để ngoài trời có cần che chắn gì hay không? Thợ lâu năm đưa câu trả lời bất ngờ
-
Nhấn nút này trước khi bước ra khỏi nhà, vừa an toàn vừa tiết kiệm cả triệu mỗi tháng