Con nghĩ sao về vấn đề này, cha mẹ muốn nghe ý kiến của con
Cha mẹ thường có xu hướng áp đặt con cái nghe theo ý kiến của mình, rất hiếm cha mẹ thật sự lắng nghe ý kiến của con. Chẳng hạn khi trẻ hỏi về địa điểm gia đình sẽ đi chơi vào cuối tuần, phụ huynh thường nếu một địa điểm cụ thể nào đó. Tuy nhiên theo các chuyên gia, cha mẹ nên hỏi ngược lại con xem con muốn đi đâu.
Việc này sẽ giúp rèn luyện kỹ năng diễn đạt và tư duy logic của trẻ. Trẻ sẽ không còn thụ động nghe theo yêu cầu của cha mẹ mà chủ động nói lên sũy nghỉ của mình.
Cha mẹ thường xuyên nói theo cách này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, quyết đoán hơn và trẻ cũng biết cách giao tiếp với người khác.
Con yêu, tất cả là tùy con quyết định
Cha mẹ nên cho trẻ tự quyết định những việc nằm trong khả năng của trẻ. Với những việc vượt quá khả năng của trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn và cho trẻ lời khuyên, tạo cơ hội để trẻ bày tỏ ý kiến.
Chẳng hạn khi trẻ hỏi ý kiến về việc dùng tiền tiêu vặt để mua đồ chơi, thay vì nói “không” cha mẹ có thể nói “Được chứ, đó là tiền của con vì vậy con hãy tự quyết định”.
Những đứa trẻ thường được trao quyền quyết định sẽ dần tự tin hơn, có tinh thần trách nhiệm và tính độc lập được cải thiện.
Chúng ta sẽ cùng nhau đặt ra quy định và tuân thủ nó
Đôi khi cha mẹ sẽ cảm thấy bất lực vì thường xuyên phải nhắc nhở trẻ một vấn đề nào đó mà trẻ mãi không để ý. Điều này khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng.
Chẳng hạn, dù được nhắc nhở về việc xem điện thoại quá nhiều, trẻ cũng vẫn “chứng nào tật nấy”. Thay vì la mắng, cha mẹ nên cùng trẻ đặt ra quy định về việc dùng điện thoại khi ở nhà và cả hai bên cùng chấp hành quy định đó.
Bạn sẽ thấy phương pháp này có hiệu quả rất cao.
Cha mẹ thương con nhưng không muốn con cư xử như vậy
Đôi khi cha mẹ chỉ nói đùa nhưng trẻ lại tin đó là thật. Hoặc những câu mắng nặng nề của cha mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Chẳng hạn những câu như “con quá kém cỏi”, “con đúng là ngu như bò” sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng kém cỏi thật.
Dần dần, trẻ sẽ không muốn phấn đấu và luôn mặc cảm tự ti.
Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi cha mẹ nên tìm cách nói cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu trẻ nói dối, đừng nhấn mạnh vào khuyết điểm của trẻ mà hãy nói “Cha mẹ rất yêu con nhưng không thích hành động nói dối”.
Chỉ với câu nói này của cha mẹ, trẻ sẽ vừa nhận ra lỗi sai của mình, vừa biết được cha mẹ không ghét bỏ mình.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên nói với con những câu như “hôm nay con ở trường thế nào?”, “con có thể giúp mẹ làm việc nhà không?”, “ước mơ của con là gì?”, “mọi chuyện sẽ ổn cả thôi!”,… Những câu nói tưởng như đơn giản này sẽ giúp trẻ tự tin, thông minh và có EQ cao hơn khi lớn lên.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Vì sao trẻ IQ cao hướng nội và trẻ EQ cao thích giao tiếp? 3 câu nói giúp trẻ có EQ vượt trội
-
6 bước đơn giản giúp trẻ phát triển chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ từ sớm
-
Bố mẹ để ý: Con có 3 sở thích đặc biệt chứng tỏ cả IQ và EQ đều cao, tương lai xán lạn
-
"Điểm mặt" 6 thực phẩm gây vô sinh cho nữ giới, nhất là loại thứ 3
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa