Chăm sóc cho bà bầu 3 tháng cuối như thế nào?
Thời điểm 3 tháng cuối cũng quan trọng như trong thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ. Giờ đây cơ thể mẹ bầu cần nguồn dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn và cơ thể bé cũng đang dần hoàn thiện những bước cuối cùng ở trong bụng mẹ. Đối với một giai đoạn quan trọng như vậy thì làm thế nào để có thể chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé trong 3 tháng cuối?
Cách chăm sóc bà bầu tốt nhất trong 3 tháng cuối của thai kỳ?
+ Hãy chú ý đến việc thăm khám trong 3 tháng cuối
Việc các mẹ bầu tái khám với mục đích kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, những xét nghiệm trong 3 tháng cuốithai kỳ chủ yếu tập trung vào một số bệnh thông thường như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn…
Không chỉ vậy, trong những tháng cuối cùng này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và “chốt” một lần cuối trước khi sinh những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối…
Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối:
Dinh dưỡng cho bà bầu sẽ là tiền đề quan trọng để mẹ bầu vượt cạn một cách dễ dàng hơn.
Cách chăm sóc tốt nhất cho bà bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ? |
Vì vậy, trong giai đoạn này, ngoài việc tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo, bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, thành phần quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phần lớn các mẹ bầu trong 3 tháng cuối cũng là những nguồn dinh dưỡng mà các mẹ không thể bỏ qua đâu nhé.
Đừng quên vận động nhẹ nhàng để cả mẹ và bé yêu khỏe mạnh
Đến 3 tháng cuối, khi cơ thể trở nên “ì ạch” và cảm giác lo lắng có thể gây hại cho thai nhi khiến nhiều mẹ bầu “chùn chân” khi nghĩ đến việc tập thể dục trong giai đoạn này.
Trên thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, bà bầu tập thể dục trong 3 tháng cuối không chỉ giúp bé cưng phát triển tốt hơn mà còn có thể giúp “hành trình” vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn rất nhiều.
Chứng phù nề - mẹ bầu hãy cẩn thận
Trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3, khi mà lưu lượng máu gia tăng cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng sưng, phù chân tay. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sưng phù chân đi kèm với cảm giác mí mắt nặng nề, chân nặng, da bóng, mất những nếp nhăn ở cổ tay, chân, bầu nên đi khám bác sĩ.
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng cuối?
Tuyệt đối không nên ăn mặn và đồ ăn nhiều dầu mỡ:
+ Theo các bác sĩ thì bà bầu không nên ăn quá mặn trong suốt quá trình mang thai như cá muối khô, dưa muối… hạn chế ăn muối và xì dầu.
+ Đặc biệt trong thời gian này, khi mà hệ tiêu hoá của các mẹ bầu sẽ hoạt động kkhông được tốt chính vì thế quá trình tiêu hoá sẽ bị chậm lại nên bạn không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây khó hấp thụ được thức ăn, gây đầy bụng khó tiêu, cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ bữa ăn ra hoặc hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ.
Tuyệt đối không nên ăn những thức ăn chưa chín kỹ:
+ Những thức ăn chưa chín hoặc dễ hỏng hay những đồ sống có nhiều vi khuẩn độc hại cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho các mẹ bầu.
Không nên quá lạm dụng thuốc bổ vừa phải:
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều chất hơn bình thường. Bởi vậy, mẹ bầu có thể uống thêm các loại thuốc bổ để đảm bảo con đủ chất.
Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ là không nên lạm dụng quá nhiều thuốc bổ để giảm nhẹ gánh nặng cho dạ dày.
>7 nguyên nhân khiến trẻ lười học cha mẹ ít nghĩ đến (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ em lười học là nỗi khổ tâm của không ít bậc cha mẹ. Thay vì buồn phiền, bực dọc, điều trước tiên cha mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân. |
>Tuyệt chiêu giúp con giảm căng thẳng khi vào lớp 1 (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Là cha mẹ, bạn hãy sở hữu tuyệt chiêu dưới đây để giúp con giảm căng thẳng khi vào lớp 1. |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi