Bà bầu nên tăng mấy cân trong 3 tháng giữa thai kỳ

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday)-Việc tăng cân trong 3 tháng giữa thai kỳ của mẹ bầu cũng rất quan trọng. Vậy, trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Mẹ bầu nên tăng mấy cân trong 3 tháng giữa thai kỳ?

Không chỉ đo tim thai hay đo các sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mà việc tính cân nặng của mẹ bầu cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, các mẹ bầu có biết đến 3 tháng giữa thai kỳ các mẹ nên tăng bao nhiêu cân thì tốt nhất không?

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân?

Theo các bác sĩ thì từ 13 tuần tiếp theo (3 tháng giữa) mẹ bầu sẽ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng 5 – 6,5 kg trong 3 tháng này. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày

Cũng theo đó, thai nhi trong 3 tháng này có xu hướng tăng từ từ qua từng tuần một cách rõ rệt. Thông thường đến tuần thứ 24, bé sẽ nặng khoảng 573 kg và dài tầm 33 cm.

Mô tả ảnh.
Đến 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên tăng mấy cân?

Lưu ý, đối với một số mẹ bầu dễ bị béo phì trong thai kỳ và có thể bác sĩ của bạn sẽ muốn bạn giảm cân. Song hãy nhớ rằng bạn chỉ được chỉ định giảm cân khi bác sĩ yêu cầu bởi nếu bạn giảm cân không đúng cách thì rất có  thể việc đó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý

Về tư thế ngủ:

Theo lời giải thích của trưởng nhóm nghiên cứu Tomasina Stacey thuộc Khoa sản và phụ khoa của trường đại học Auckland thì khi ngủ các mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái nhiều hơn.

Bởi nếu người mẹ ngủ ở tư thế ngửa hoặc nghiêng sang phía phải trong thời gian dài có thể đã gây cản trở lượng máu truyền cho thai nhi và khiến thai bị chết yểu. Ngược lại, ngủ nghiêng sang bên trái có thể giúp phụ nữ giảm đáng kể nguy cơ thai bị chết yểu so với những tư thế ngủ khác. Dù đây cũng mới chỉ là một nghiên cứu tuy nhiên cũng là một thông tin mẹ bầu cần phải lưu tâm nhé.

Về tư thế ngồi:

Không chỉ có khi ngủ, các mẹ bầu cũng nên lưu ý về tư thế ngồi cũng phải đúng cách. Điều quan trọng là tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau.

Nếu mẹ bầu làm việc ở văn phòng, phải ngồi lâu thì sau mỗi giờ nên di chuyển xung quanh nơi làm việc cho máu lưu thông đều, tránh trường hợp dẫn đến bệnh trĩ.

Về tư thế đứng:

Với những mẹ bầu có công việc đòi hỏi đứng nhiều, chú ý để trọng tâm chia đều cho hai chân bằng cách đứng thẳng chân ngang bằng vai, có thể vừa đứng vừa tập thể dục cho bàn chân và các cơ. Các mẹ có thể tham khảo bài tập sau: Bấm đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra, lần lượt đặt từng chân lên xuống trên một chiếc ghế thấp…

Nhưng theo các bác sĩ khuyên các mẹ bầu khi đi bộ nên đi chậm mang giầy vừa chân, đế bằng và thấp, và nếu thấy mệt thì mẹ bầu hãy nên ngồi nghỉ ngơi vài phút rồi mới tiếp tục. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ và các em bé luôn khỏe mạnh nhé.

Nếu có dấu hiệu này bạn hãy nhanh chóng đi khám ung thư não
Nếu có dấu hiệu này bạn hãy nhanh chóng đi khám ung thư não
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Những biểu hiện thường gặp mà ít ai ngờ tới này lại chính là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư não.
Có vừng đen trong nhà cả đời bạn không lo ung thư
Có vừng đen trong nhà cả đời bạn không lo ung thư
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Có vừng đen trong nhà cả đời bạn không lo ung thư - hãy tìm hiểu ngay để luôn luôn khỏe mạnh.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link