Khoai là loại củ quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam với nhiều loại khác nhau như khoai sọ, khoai mỡ… Và không phải ai cũng có thể phân biệt được hết các loại khoai đó bởi nhìn bề ngoài chúng khá giống nhau.
1. Khoai lang
Khoai lang có nhiều loại khác nhau như khoai lang Nhật, khoai lang trắng, khoai lang Đà Lạt… Nhưng nhìn chung khoai lang thường có vỏ màu nâu hoặc đỏ tím, ruột màu vàng, trắng, tím, cam… tùy từng loại khoai.
Khoai lang nướng hoặc luộc ăn rất ngon, đặc biệt là vào mùa đông. Ngoài ra, khoai lang còn được sử dụng để chế biến nhiều loại bánh ngon khác nhau.
2. Khoai tây
Khoai tây có dạng hình bầu dục, tròn. Vỏ của củ khoai tây có màu nâu nhạt, ruột màu vàng. Khoai tây thường được dùng để nấu canh xương, xào hoặc chiên giòn.
3. Khoai môn
Củ khoai môn khá to, phần vỏ thường chia thành từng đường vân ngang. Phần ruột của khoai môn có màu trắng, vàng nhạt hoặc tím nhạt. Khoai môn thường được dùng để nấu canh xương, cho vào lẩu.
4. Khoai mỡ
Khoai mỡ có thân hình to, xù xì, đôi khi còn nhiều rễ. Vỏ củ khoai mỡ có màu đen. Khi cắt, phần thịt khoai có độ nhớt và có màu tím. Khoai mỡ có vị ngọt tự nhiên, thường được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau như làm bánh, nấu canh...
5. Khoai sọ
Củ khoai sọ có hình dạng bầu dục cho đến tròn, kích thước nhỏ. Vỏ khoai sọ có màu nâu đậm với các đường vân ngang. Phần thịt của khoai có màu trắng. Khoai sọ thường được dùng để nấu canh xương hoặc om vịt rất ngon.
6. Khoai từ, củ từ
Củ từ có hình dạng dài, tròn, có nhiều rễ con mọc xung quanh. Củ từ có vỏ màu nâu nhạt, phần ruột màu vàng nhạt. Người ta thường dùng củ từ để nấu canh xương hoặc luộc.
7. Khoai mì, sắn hoặc củ mì
Củ sắn có thân dài, tròn. Vỏ củ sắn có màu nâu còn phần thịt có màu trắng. Sắn luộc hoặc canh sắn nấu xương… là những món ăn ngon được nhiều người yêu thích.
8. Sắn dây
Sắn dây có lớp vỏ mỏng màu nâu, bên trong chứa nhiều xơ, ăn bở và có vị ngọt nhạt. Sắn dây là nguyên liệu để chế biến bột sắn dây. Ngoài ra, sắn dây luộc ăn cũng rất ngon và được nhiều người yêu thích.
9. Củ khoai mài
Củ mài có thân dài, vỏ mỏng màu vàng nâu, có nhiều chấm đen. Phần bên trong củ mài có màu trắng ngà, không có xơ.
Củ khoai mài thường được sử dụng để nấu canh, xào hoặc luộc.
10. Củ khoai sâm hay sâm đất
Củ khoai sâm có hình dạng khá giống khoai lang. Phần ruột có màu vàng nhạt hoặc trắng. Củ khoai sâm có vị ngọt mát, thanh nhẹ, dẻo và có mùi thơm nhẹ như sâm. Người ta thường dùng khoai sâm để nấu canh xương.
11. Củ dong riềng hay khoai đao
Loại củ này có hình dạng giống củ riềng nên được gọi là dong riềng. Củ dong riềng có vỏ màu đỏ tím, ruột màu trắng, nhiều xơ và là nguyên liệu để sản xuất miến.
12. Củ dong hay khoai dong trắng
Củ khoai dong trắng có vỏ bên ngoài màu nâu, ruột màu trắng. Củ dong trắng cũng có nhiều xơ nhưng bở hơn loại khoai dong riềng. Củ dong luộc lên có vị ngọt thanh, bùi nên được nhiều người yêu thích.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Bất ngờ! Nhiều mẹ không biết phân biệt các loại rau cải - Mẹ đảm đang chắc chắn biết cách phân biệt
-
Chuối tiêu, sứ, ngự, cau, ngộp... Rối não khi phân biệt các loại chuối ở Việt Nam
-
Đón Tết, dân sành chơi hoa Tết đều biết đến 5 loại đào này. Bạn đã biết chưa?
-
Muốn phân biệt sắn dây xịn hay pha hãy làm cách này chuẩn 100%
-
Muốn biết tinh bột nghệ thật hay 'dởm', chỉ cần làm theo cách này chuẩn 100%