Mướp đắng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được vì vị đắng của nó. Thêm vài giọt này, mướp đắng không còn đắng lại giòn ngon hơn gấp bội, ai thưởng thức cũng thích mê.
1. Tác dụng của mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua) là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu, thanh tâm khứ hỏa nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng.
Còn theo Tây y, mướp đắng có nhiều tác dụng như: Sáng mắt, giải độc gan, ổn định đường huyết, chống sưng phù, hỗ trợ giảm cân, giảm táo bón và bệnh trĩ, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư…
2. Mật ong giúp giảm vị đắng, tăng hương vị
Vì những lợi ích sức khỏe như trên, mướp đắng được nhiều người lựa chọn bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Mướp đắng có thể ăn sống với chà bông chấm mắm ruốc hoặc chế biến thành các món nộm, xào, hầm, nấu canh, hấp... đều rất ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng chịu được vị đắng đặc trưng của loại quả này. Dưới đây là mẹo nhỏ giúp bạn khử vị đắng của khổ qua chỉ từ nguyên liệu quen thuộc đó chính là mật ong. Cụ thể cách làm như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 2 quả mướp đắng
- Muối, mật ong, giấm trắng
Cách thực hiện:
- Mướp đắng bổ đôi, bỏ ruột. Bạn nhớ cạo sạch phần trắng bám xung quanh trong lòng quả vì phần trắng này là nguyên nhân gây ra vị đắng chủ yếu của mướp.
- Rửa sạch mướp đắng, đem thái lát vừa ăn.
- Cho mướp đắng vào ngâm trong chậu nước sạch sau đó thêm vài giọt mật ong vào để loại bỏ vị đắng của mướp.
- Đun sôi nồi nước, thêm chút muối tinh, một ít giấm trắng và thêm một ít mật ong vào. Cho mướp đắng vào chần nhanh trong 30 giây. Mục đích của việc này là để loại bỏ hiệu quả vị đắng của mướp, đồng thời giúp mướp sau khi chần có màu xanh đẹp mắt. Bên cạnh đó, muối còn có tác dụng ngăn ngừa mất vitamin có trong mướp.
- Sau khi chần xong, cho ngay mướp đắng vào chậu nước lạnh cho nguội. Việc ngâm hoặc xả mướp đắng bằng nước lạnh là để làm nguội, tránh mướp bị úa vàng vì vẫn còn nóng sau khi chần. Lúc này bạn có thể thoải mái chế biến khổ qua với các nguyên liệu mình thích.
Ngoài cách sử dụng mật ong bạn có thể áp dụng các cách khác dưới đây để giảm vị đắng của mướp đắng:
- Ướp lạnh
Lấy mướp đắng ướp vào đá hoặc bọc thực phẩm cho vào tủ lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ giúp vị đắng giảm đáng kể, không những vậy sẽ giúp mướp đắng giòn ngon hơn.
- Ướp muối
Một cách nữa rất đơn giản đó là sau khi thái nhỏ mướp đắng, bạn dùng một ít muối ướp khoảng 15 phút, tiếp đó rửa sạch với nước lạnh là có thể làm giảm vị đắng.
- Ngâm với nước ép me
Mướp đắng đem cắt thành miếng, làm sạch ruột, rửa sạch và ngâm trong nước ép me khoảng 30 phút để giảm bớt vị đắng.
- Nấu chung với thực phẩm khác
Mướp đắng xào chung với ớt sẽ làm giảm đi vị đắng. Hoặc bạn có thể đem mướp đắng rửa sạch, cắt thành lát mỏng vừa ăn, bỏ vào chảo (hoặc nồi) đun nóng, không cho thêm dầu, để nguyên trong chảo. Khi xào chung với món ăn khác, bạn lấy mướp đắng đã chín trộn đều, nêm gia vị vừa ăn là dùng được.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Nước lá tía tô giúp đẹp da, bảo vệ tim mạch nhưng có 2 nhóm người không nên uống
-
Định mệnh an bài: 3 tuổi may mắn đủ đường, làm đâu trúng đó trong 3 tháng tới
-
Lưu Hương Giang tiết lộ điều khiến cô hạnh phúc sau biến cố của ông xã
-
Không cần có tiền, phụ nữ chỉ cần chăm sóc đầy đủ 3 bộ phận này thì sẽ trẻ trung, khí chất hơn người
-
Sau 45 tuổi có 2 kiểu tập thể dục nên tránh xa kẻo hại xương khớp