Nên làm gì khi cho vay nặng lãi nhưng bị con nợ "bùng tiền": Đây là cách giải quyết tốt nhất

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cho vay nặng lãi bị con nợ "bùng tiền" không dám báo công ăn vì sợ mình sẽ bị "xử lý trước" vì cho vay nặng lãi.

cho-vay-bi-bung-tien-54

Anh Đ cho vay 500 triệu đồng, lãi suất 2.000 đồng/triệu đồng/ngày, song người vay bỏ trốn sau 7 ngày. Anh muốn báo công an việc mất tiền nhưng sợ mình sẽ bị "xử lý trước" vì cho vay nặng lãi. Trong trường hợp nay anh Đ nên làm gì để ổn thoả nhất.

Anh Đ cho hay, quá trình vay nợ có giấy viết tay, bên vay tự nguyện, đồng thuận với mức lãi thỏa thuận trên. Khi người vay bỏ trốn, anh Đ đến đòi và đã bị người nhà của bên vay dọa tố cáo công an việc vay lãi nặng khiến tâm anh cũng bị lung lay. Nhưng để người vay cứ lấy không một khoản tiền lớn như vậy, anh không cam tâm. Mặc dù với mức lãi suất trên, anh Đạt có dấu hiệu phạm tội cho vay lãi nặng, bất kể người vay tự nguyện và đồng thuận nhưng đa phần mọi người đều khuyên anh Đ nên báo công an.

Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

cho-vay-bi-bung-tien-5

Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (thường được gọi là tín dụng đen) được quy định người nào cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự quy định "lãi suất vay do các bên thỏa thuận", song không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, theo luật sư, cá nhân chỉ được coi là phạm tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khi thỏa mãn điều kiện cần và đủ sau:

+ Cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (20%/năm)

+ Đã thu lợi bất chính 30-100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, việc cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên được xác định là cho vay lãi nặng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối chiếu các quy định nói trên, với trường hợp của anh Đ, lãi suất 2.000 đồng/triệu đồng/ngày tương đương 73%/năm nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm cho vay lãi nặng, trừ trường hợp bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

cho-vay-bi-bung-tien-1

Tuy nhiên, hành vi cho vay lãi nặng của anh Đ có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 12 Nghị định số 144/2021, mức phạt tiền 10-20 triệu đồng.

Chính vì vậy, để đòi lại số tiền bị chiếm đoạt, anh Đạt có thể làm đơn trình báo gửi cơ quan điều tra nơi người vay sinh sống để xem xét trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tùy theo hành vi cụ thể mà người vay đã thực hiện.

Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo

Bước 1: Thu thập chứng cứ

Khi muốn trình báo lên cơ quan Công an về vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại phải đảm bảo có những chứng cứ dưới hình thức như sau:

+ Vật chứng: Công cụ, phượng tiện phạm tội và có mang dấu vết của người phạm tội hoặc có thể giúp giải quyết vụ án lừa đảo.

+ Lời trình bày, lời khai: Có thể là lời trình bày, lời khai của nhân chứng, của người tố giác, người có liên quan đến vụ án, người phạm tội,...

+ Dữ liệu điện tử: Là những chứng cứ từ các phương tiện điện tử như đoạn tin nhắn, quá trình giao dịch qua mạng, qua email,...

+ Kết luận giám định và định giá của tài sản: Là một văn bản do tổ chức, cơ quan giám định kết luận về những vật được yêu cầu giám định như vật chứng, giá của tài sản bị mất…

+ Biên bản trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

+ Kết quả được thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác.

+ Tài liệu, đồ vật khác.

cho-vay-bi-bung-tien-3

Bước 2: Tố cáo đến cơ quan Công an

Người bị hại có thể tới trụ sở Công an trực tiếp hoặc liên hệ qua số điện thoại, email của cơ quan mang thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm lừa đảo, trong đó có 2 cơ quan mà người bị hại có thể khởi tố vụ án hình sự thì là Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra.

Bước 3: Công an điều tra vụ án

Sau khi các cơ quan chức năng trên đã đánh giá, xem xét chứng cứ có mang dấu hiệu tội phạm hay không, lúc này công việc chủ yếu sẽ do phía bên công an cũng như cơ quan chức năng đảm nhiệm điều tra, đồng thời có thể cũng cần đến sự hỗ trợ của người làm chứng, người bị hại,...

Bước 4: Viện kiểm sát truy tố bị can

Với chứng cứ đã được điều tra đầy đủ, rõ ràng, hồ sơ của tội phạm lừa đảo sẽ được chuyển sang bên Viện kiểm sát để thực hiện truy tố, sau đó sẽ chuyển hồ sơ sang Tòa án xét xử khi tội phạm lừa đảo có bản cáo trạng.

Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử

Khi đã chính thức kết thúc phiên tòa, bên bị cáo có thể tiến hành kháng cáo trong vòng 15 ngày kể từ lúc Tòa án ban hành bản án. Hết thời gian này, bên đương sự sẽ không có quyền kháng cáo mà phải chấp nhận thi hành bản án.

Bước 6: Thi hành bản án của Tòa án

Ngoài việc phải hoàn trả lại đủ phần tài sản đã lừa đảo và bồi thường thêm cho người bị hại, tội phạm lừa đảo sẽ buộc phải bị phạt tù, lao động công ích,... theo đúng như bản án mà Tòa án xét xử đã ban hành.

Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp tội phạm không đủ khả năng để bồi thường cho người bị hại ở thời điểm đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản.

Theo:  xevathethao.vn copy link