Chỉ vì một tâm xấu này, khiến cả 10 người con mắc chứng bệnh kỳ quái - câu chuyện nhân quả đáng đọc!

( PHUNUTODAY ) - Nhân quả thường đến muộn, vì thế người ta có ý coi thường. Không chỉ làm việc ác mới gánh nghiệp báo, người nghĩ ác tất sẽ bị báo ứng.

Hãy cùng đọc câu chuyện cổ sau đây:

Thời Xuân Thu chiến quốc, Tống quốc có một vị đại phu (tên chức quan), tên là Tưởng Viện, ông có 10 người con trai, nhưng không may là không có một người con nào kiện toàn khỏe mạnh. Trong đó có một người lưng còng, một người bị thọt chân, một người tứ chi co rút, một người hai chân bị tàn tật, một người bị điên, một người ngớ ngẩn, một người bị điếc, một người bị mù, một người câm, còn một người phạm tội bị giam cầm, về sau chết trong nhà ngục. Loại này chính là “cả 10 đứa con dị tật”, thật sự là rất hiếm thấy!

Có người bạn là Tử Cao sau khi gặp mặt chứng kiến cảnh này, liền quan tâm hỏi han Tưởng Viện: “Đại phu bình thường có phạm phải điều gì đâu, mà trong nhà lại phát sinh tai họa không ngờ như vậy chứ! 10 đứa con đều dị tật mỗi người một vẻ khác nhau”.

Tưởng Viện nghĩ trước nghĩ sau, mãi vẫn không tìm ra được nguyên do, cuối cùng đành phải trả lời thật rằng:

“Ta bình sinh cũng không làm điều gì thương thiên hại lí, đại chuyện xấu xa. Chẳng qua trong lòng thường hay ganh tị với người khác. Thấy người tài giỏi, ta sẽ thù ghét tài ba của hắn; đối với người nào xu nịnh ta, trong lòng ta mới thích hắn; nếu nghe nói có ai đó làm việc thiện, ta đều không tin, nghi ngờ hắn ta là giả nhân giả nghĩa; còn nghe người khác làm điều ác thất đức, ta liền tin ngay không chút ngờ vực; nhìn thấy người khác có được chút ưu đãi gì đó, thì giống như chính mình mất đi vậy; còn nếu người khác bị tổn thất, thì lại cảm thấy vui như chính mình được ưu ái vậy.

Đây là thái độ đối nhân xử thế của ta, chỉ vì như thế mà thôi”.

Khi suy nghĩ trong ý niệm mang điều ác, ắt sẽ dẫn đến thân thể, lời nói, hành động làm việc ác theo. Nếu như trên hành vi của thân thể và lời nói ra có điều đáng hổ thẹn thì tức là trong suy nghĩ của người đó không có sự hổ thẹn. Trước tiên cần phải có sự hổ thẹn từ trong suy nghĩ thì trên thân thể và lời nói mới không có điều đáng xấu hổ. Hành vi thân thể và lời nói của mỗi người đều không tách rời khỏi ý niệm của người đó, đồng thời cũng không đơn độc hành động!

Nói nhân - quả thì có vẻ sâu xa, kỳ thực để dễ hiểu, cuộc đời thường hiện ra luật phản xạ. Chẳng hạn nếu ta đấm một quả vào tường, tường sẽ dội lại một lực chừng ấy làm đau tay ta. Đứng trước bức tường nếu ta cất tiếng hát du dương, thì bức tường sẽ vọng lại lời hát đó; còn nếu ta cất lời chửi rủa, tục tĩu, cáu gắt thì bức tường cũng sẽ phản xạ lại những âm thanh xấu xí quái dị đó.

Người phương Tây có một câu rất hay và dễ hiểu về tình yêu: "Bàn tay tặng đoá hồng thì nó thơm trước". Đấy nếu ta dâng đóa hồng tặng cho người thì tay ta đã thơm rồi, chưa kể ta sẽ được đền trả bằng một đoá hồng khác. Nhưng nếu ta tặng gai cho người, giống câu phương ngôn "kẻ nào gieo gió sẽ gặt bão", đến lúc ta sẽ nhận lại cả búi gai.

Tâm đố kỵ sinh ra ý nghĩ xấu, đây là loại suy nghĩ rất không tốt, nó xuất từ lòng dạ ích kỷ, hẹp hòi. Thấy người khác thành công thì lòng dạ bất bình.  Người có tâm này dễ gây ra tội ác, không những tạo nghiệp xấu cho bản thân mà còn liên lụy đến cả đời sau.

Một người khi dự trù việc xấu, thì trước tiên sẽ phải trải qua quá trình suy nghĩ, đặt kế hoạch, mưu kế, tính toán, lựa chọn đối tượng, nơi chốn và thời gian để hành động. Cho nên, một người muốn làm bất kỳ việc gì thì trước tiên họ đều suy nghĩ trong đầu rồi sau đó mới hành động. Cho nên, ý nghĩ mới là nguồn gốc của hành động chứ không phải hành vi của thân thể hay lời nói.

Đối với người tu luyện mà nói, tâm tật đố càng là một trở ngại vô cùng lớn, nếu ngay cả một chút “thiện tâm” cũng không có, thì đừng nghĩ đến những thành công xa vời trong tu luyện.

Tác giả: Thạch Thảo